Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

THỦ TƯỚNG CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN FACEBOOK, YOUTUBE

Sáng 30/10, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo thực hiện các nghị quyết Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Báo cáo có nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông, trong đó có việc giám sát an toàn không gian mạng.

Theo báo cáo, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Trung tâm này đảm nhận nhiệm vụ tự động rà soát, phát hiện, đánh giá thông tin trên mạng.
Đồng thời có thể chỉ đạo các nhà mạng triển khai các giải pháp kỹ thuật mới để ngăn chặn hiệu quả sự phát tán của thông tin xấu độc, phản cảm trên các trang web, mạng xã hội có tên miền quốc tế, đặt máy chủ ở nước ngoài.
Báo cáo cũng cho biết Thủ tướng đang chỉ đạo xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội Việt Nam, mục đích nhằm xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam.
Đồng thời, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh việc trao đổi, hợp tác với Facebook, Google nhằm ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin sai sự thật, trái với quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng trên 2 mạng xã hội Facebook và YouTube.
Trước đó vào tháng 3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với các nhà cung cấp dịch vụ, mạng xã hội và người sử dụng mạng xã hội.
Cũng trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ TTTT nghiên cứu, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp về quản lý, kinh tế, kỹ thuật; yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông nghiêm túc thực hiện các quy định về quản lý thông tin thuê bao đối với các thuê bao phát triển mới.
Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động như VNPT, Viettel, MobiFone, Gmobile và Vietnamobile rà soát, hướng dẫn khách hàng để cập nhật, đăng ký lại thông tin; khuyến khích phát triển thuê bao di động trả sau bằng biện pháp kinh tế.
Bộ TTTT đã triển khai các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phát tán tin nhắn rác trên điện thoại di động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động viễn thông.
Theo báo cáo, Chính phủ cũng xác định rõ ngành công nghiệp nội dung số là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự tăng trưởng của ngành viễn thông, là môi trường kinh doanh, sáng tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần thiết lập môi trường để triển khai nền kinh tế số của Việt Nam trong thời gian tới.
Để phát triển hệ sinh thái nội dung số trong nước, Chính phủ đã chỉ đạo đánh giá tổng quan về hiện trạng, tiềm năng phát triển, điểm mạnh điểm yếu, những rào cản, thiếu hụt về mặt chính sách, pháp luật, làm việc với các doanh nghiệp nội dung số có thị phần lớn trong các lĩnh vực mạng xã hội, tìm kiếm, thương mại điện tử nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; xây dựng và hoàn thiện đề án thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái nội dung số.


(Nguồn: Hiếu Công)

DANH SÁCH MỘT SỐ "TRÍ THỨC RỞM" ĐÒI BỎ ĐẢNG

1. Chu Hảo
- Vô trách nhiệm trong quản lý dẫn đến hỏa hoạn thiêu trụi toàn bộ máy móc sản xuất, tài liệu công trình nghiên cứu sản xuất máy tính nội địa đầu tiên ở Việt Nam trị giá hàng triệu đô la (năm 1988)
- Biến khu công nghệ cao Hòa Lạc thành khu đất nuôi bò, trong thời gian làm thứ trưởng.
- Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức sản xuất những ấn phẩm có nội dung đi ngược lại với Đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước.
- Cấu kết cùng với đám dân chủ xôi thịt, thường xuyên có những hoạt động tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước.
2. Nguyên Ngọc 
- Những năm 80 của thế kỷ trước, Nguyên Ngọc tranh cử chức Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn với nhà văn Nguyễn Đình Thi và bị thất cử. 
- Khi làm TBT Báo Văn Nghệ , Phó TTK Hội Nhà Văn, Nguyên Ngọc đã cố vũ tiếp sức cho Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài đăng những truyện ngắn, tiểu luận chửi những danh nhân Việt Nam... Sau đó Nguyên Ngọc bị bắt phải từ chức TBT và cách chức Phó TTK Hội Nhà Văn Việt Nam.
- Do bất mãn nên từ đó Nguyên Ngọc liên tục kết hợp cũng những thành phần giống mình và đám dân chủ liên tục xuyên tạc, phản đối, chống phá lại đường đối chính sách của Đảng và Nhà nước.
3. Trần Nam 
- Quân hàm Trung tá và đã làm đến giám đốc Công ty Lâm Viên - BQP. Tuy nhiên do tắc trách nên phải chịu trách nhiệm trong việc làm thất thoát 5,5 triệu USD khi chuyển tiền góp vốn dự án Rulsaka trong vụ án Nguyễn Đức Chi. Lẽ ra nhóm lợi ích của Trần Nam này đã ẵm được 1 mớ, nhưng vì thua lỗ nên gã từ vai trò chính, từ thằng đại gia tiêu tiền như nước trở thành kẻ nguy cơ tù tội và mất tất. 
- Lúc còn làm việc, đương chức đương quyền sao không la lớn lên đi, giờ về hưu kiệt quệ rồi, hưởng đủ tiêu chuẩn của Đảng, của Chính phủ rồi thì quay lại chửi Đảng, bỏ Đảng, chẳng qua là chạy trước vì biết không bỏ Đảng thì Đảng cũng khai trừ, loại gã ra khỏi hàng ngũ mà thôi.

4. Đặng Xương Hùng 
- Đặng Xương Hùng sinh năm 1961, từng là cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneve (Thụy Sỹ). Y từng hưởng nhiều ân sủng, lợi ích của chế độ này. Nhưng hắn quay ra bỏ Đảng, chống lại chế độ đã nuôi nấng hắn, giúp hắn nên người.
- Đặng Xương Hùng đã từ bỏ cương vị Lãnh sự quán để nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Thụy Sỹ. Lúc đầu, nhà chức trách nước này đã từ chối vì lí do nêu ra để xin tị nạn của Hùng và gia đình không thuyết phục. Thuỵ Sỹ cho rằng muốn được hưởng quy chế tị nạn chính trị, hắn phải chứng minh được hắn là nạn nhân của chính quyền, chế độ do đàn áp, hành hạ, phân biệt chủng tộc,…
- Vậy là hắn đành “tự tạo điều kiện” cho mình bằng cách viết đơn xin ra khỏi Đảng. Trong đơn, hắn không quên chửi Bác Hồ, chửi Đảng Cộng sản. Và giờ đây, nhà chức trách Thuỵ Sỹ đã cho hắn “được hưởng quy chế của tị nạn chính trị”.
5. Lê Văn Hòa 
- Hòa sinh năm 1956, hiện là cán bộ hưu trí. Nhưng trước khi nghỉ hưu ông từng là Chuyên viên Cao cấp bậc 5/6-hàm Vụ trưởng Vụ 4, Ban Nội chính Trung ương (BNCTW); nguyên Phó vụ trưởng Vụ Nội chính - Văn phòng Trung ương (VPTW). Do kiện cáo nội bộ, gây mất đoàn kết trong Ban Nội chính nên sinh ra thù hằn cá nhân, bất mãn chế độ.
- Trước khi chính thức trả thẻ đảng và tuyên bố ra khỏi đảng, Lê Văn Hòa đã không thực hiện nghĩa vụ của người đảng viên được quy định trong Điều lệ đảng khi liên tục không đóng đảng phí trong thời gian 09 tháng. Cho nên, dễ thường suy ra từ điều này thì có thể ông Hòa xin ra khỏi đảng để trốn tránh việc đóng đảng phí khi tổ chức đảng trong quá trình công tác không cất nhắc Hòa lên những vị trí cao hơn.
6. Mạc Văn Trang 
- Mạc Văn Trang từng là PGS, TS có bố là Mạc Văn Tự 1 thành phần phá hoại CNXH, từng có tiền sử chống đối lại tập thể ở địa phương, đã được biên vào sách văn học với cái tên Lão Am. Lão Am là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết “Cái sân gạch” và “Vụ lúa chiêm”- hai trong bốn cuốn sách đã đưa nhà văn Đào Vũ đến với Giải thưởng Nhà nước (đợt I) về văn học - nghệ thuật.
- Vì lý do này Mạc Văn Trang từ năm 2000 đã có những dấu hiệu tự diễn biến, chuyển hóa, tham gia viết bài cho những trang chống phá Nhà nước như Đàn Chim Việt, BBC...
7. GS Tương Lai 
- Tuyên bố bỏ Đảng Cộng Sản nhưng vẫn giữ tư cách Đảng Lao Động dưới thời chủ tịch Hồ Chí Minh, chẳng qua đây là 1 dạng thần kinh ảo tưởng của đám tri thức hết thời, định lôi kéo các anh chị già từ thế hệ trước để thành lập 1 chính đảng nhằm mục đích đón lõng thời cơ nếu như ở Việt Nam có diễn biến hòa bình... Tiếc thay chả có ai tham gia cùng anh già Tương Lai cả.
8. Lê Văn Thương 
- Từng là Thương úy trong QĐND Việt Nam, nhưng trong quá trình công tác đã gây mất đoàn kết nội bộ, đấu đá kiện tụng gây rối loạn đơn vị, sau đó bị cho ra quân, tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng. 
- Sau khi về địa phương, Thương đã điên cuồng lên mạng học làm phản động qua các clip của Lisa Phạm, Huỳnh Quốc Huy, Đào Minh Quân, rồi cũng livestream chống cộng. Hiện tại đang trốn qua Thái Lan để hi vọng được đi Mỹ tị nạn, nhưng xem ra với lý lịch chống cộng nghèo nàn của Thương thì đến hết đời cũng ko được đi tị nạn.

9. Hoàng Công Cương
- Thành viên No U , bạn thân của đám chó lợn Nguyễn Lân Thắng, Bùi Hằng, Võ Hồng Ly, Lê Thị Mỹ Hạnh, đã bỏ sinh hoạt và bị gạch tên từ lâu, nhân dịp này cũng đăng cái ảnh thẻ đảng cũ để kiếm ăn...

10. Dương Bích Hà
- Giảng viên âm nhạc nhưng thương xuyên kiện cáo, sân si trong các cuộc thi âm nhạc, do làm biên đạo của các tiết mục sau khi đi thi không được giải thường xuyên tổ chức kiện tụng để che đi năng lực hạn chế của mình, những người làm trong ngành nghệ thuật thì không lạ gì nhân vật này... Từ đó sinh ra bất mãn thường xuyên có những phát biểu mang tính chống phá, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước...


Qua danh sách và thành tích tóm tắt này chúng ta có thể nhìn thấy bản chất của 1 đám phản động, bất mãn, hoang tưởng giả danh tri thức, sau khi đã hưởng mọi chế độ, ân sủng của nhà nước, của nhân dân, khi về già không lo tích đức cho con cháu mà đi phản bội lại chính cuộc đời mình, phản bội nhân dân, phản bội Đất nước...Liệu số lượng vài Đảng viên biến chất này có nghĩa lý gì so với con số 4 triệu Đảng viên trong mọi tầng lớp nhân dân đang cùng với nhân dân cả nước phấn đấu để Tổ quốc Việt Nam ngày một giàu mạnh và tiến bộ ....

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về quy định đuổi học HS-SV bán dâm 4 lần

Trả lời câu hỏi về quy định đuổi học học sinh, sinh viên nếu bán dâm 4 lần, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói "sai phải sửa và kiên quyết sửa, mình sẽ xem xét xử lý trách nhiệm cá nhân những người làm sai".

Trả lời câu hỏi về quy định đuổi học sinh, sinh viên nếu bán dâm 4 lần bên hành lang Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ nói: "Sai phải sửa và kiên quyết sửa. Và mình sẽ xem xét xử lý trách nhiệm cá nhân những người làm sai".


Trước đó, 22 giờ ngày 29-10, Bộ GD-ĐT đã rút dự thảo thông tư ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên (HSSV) đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng (CĐ), trình độ trung cấp (TC) hệ chính quy, trong đó có quy định sinh viên CĐ, TC sư phạm bán dâm 4 lần sẽ bị đuổi học. Dự thảo này bị rút khỏi website của Bộ GD-ĐT chỉ vài giờ sau khi được báo chí thông tin rộng rãi.

Lên tiếng sau khi dự thảo được rút khỏi website của Bộ GD-ĐT tối ngày 29-10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết thực hiện kế hoạch rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GD-ĐT đã xây dựng kế hoạch soạn thảo Thông tư ban hành Quy chế Công tác HSSV đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ CĐ, trình độ trung cấp hệ chính quy thay thế Quy chế Công tác HSSV theo quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT. Theo kế hoạch Bộ cũng sẽ rà soát, nghiên cứu sửa đổi một số nội dung quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT cho phù hợp với thực tiễn.

"Quá trình soạn thảo thông tư này, Ban soạn thảo đã nhận thấy một số nội dung liên quan đến phụ lục quy định khung xử lý kỷ luật đối với một số hành vi vi phạm của HSSV, trong đó có hành vi vi phạm về hoạt động mại dâm không còn phù hợp cần phải điều chỉnh khi ban hành Quy chế mới. Tuy nhiên, trong quá trình cập nhật các phiên bản dự thảo để đưa lên Cổng thông tin điện tử xin ý kiến rộng rãi của nhân dân, Ban soạn thảo đã sơ suất, chưa cập nhật dự thảo phù hợp nhất" - bà Nghĩa cho hay.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết thêm Ban soạn thảo thông tư tiếp thu và hoàn chỉnh dự thảo một cách tốt nhất. Bộ cũng sẽ xem xét kiểm điểm trách nhiệm của Ban soạn thảo và cá nhân có liên quan.


Trước đó, Bộ GD-ĐT đưa ra danh sách 27 hành vi vi phạm đối với HSSV cũng như khung xử lý kỷ luật cụ thể đối với từng hành vi trong dự thảo thông tư ban hành quy chế công tác HSSV đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ CĐ, trình độ TC hệ chính quy.

Theo đó, nếu HSSV hoạt động mại dâm đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học. Lần đầu vi phạm sẽ bị khiển trách, lần thứ 2 cảnh cáo, lần 3 bị đình chỉ có thời hạn. Còn nếu hoạt động chứa chấp, môi giới mại dâm sẽ chịu hình thức xử lý nặng hơn, bị buộc thôi học ngay lần đầu tiên bị phát hiện vi phạm.Các hành vi như uống rượu bia trong giờ học, say rượu bia khi đến lớp; tham gia biểu tình, tụ tập đông người, khiếu kiện trái quy định của pháp luật; tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng sản phẩm văn hóa đồi trụy hoặc tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái phép hay đánh bạc dưới mọi hình thức... cũng bị xử lý kỷ luật tương tự vi phạm về hoạt động mại dâm.

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, sinh viên đại học hệ chính quy nếu bán dâm 4 lần cũng bị đuổi học.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Đổi Ngoại tệ ở đâu là hợp pháp?

        Những ngày qua, trên các phương tiện đại chúng đang sôi sục vụ việc đổi 100USD tại tiệm vàng bị phạt 90 triệu đồng. Để tránh bản thân bị rơi vào trường hợp như ông Nguyễn Cà Rê (Tp. Cần Thơ), dưới đây là một số thông tin mình muốn chia sẻ để mọi người nắm:
        Hầu hết các ngân hàng thương mại đều được Ngân hàng Nhà nước cấp phép mua, bán ngoại tệ. Vì vậy, tất cả chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng thương mại đều là các điểm trao đổi USD, ngoại tệ hợp pháp.
        Tuy nhiên, tỷ giá ngoại tệ lại thay đổi theo từng ngày và từng ngân hàng, nên người dân cần tham khảo trước tỷ giá niêm yết tại mỗi ngân hàng để so sánh và lựa chọn địa chỉ phù hợp nhất như HD Bank, Techcombank, BIDV... Cũng giống như lãi suất, tỷ giá ngoại tệ hiện nay được các ngân hàng niêm yết công khai trên website chính thức và đều tuân thủ theo khung biến động do Ngân hàng Nhà nước quản lý.
          Ngoài các ngân hàng thương mại trong nước, người dân cũng có thể tìm đến các điểm kinh doanh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp phép kinh doanh ngoại tệ. Các tổ chức tín dụng này đều phải công khai danh sách địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử để người dân nhận biết.
           Hiện nay, hầu hết cơ sở kinh doanh, tiệm vàng đều không được cấp phép mua, bán ngoại tệ mà chủ yếu vẫn là tự phát với mác "chợ đen". Vì vậy mọi người cần tìm hiểu kỹ tiệm vàng bản thân đến giao dịch có được cấp phép mua, bán ngoại tệ hay không để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

     


Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Ủy viên Bộ Chính trị phải chủ động từ chức khi không đủ điều kiện, năng lực

Ngày 25.10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên Ban chấp hành T.Ư.
Quy định gồm 4 điều, trong đó, điều 1 quy định trách nhiệm nêu gương chung của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên T.Ư Đảng, và nhấn mạnh cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao, càng phải gương mẫu nêu gương.


Điều 2, gồm 8 khoản, quy định những điều ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên Ban chấp hành T.Ư phải gương mẫu đi đầu thực hiện, gồm: tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam; có lập trường tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, chính kiến rõ ràng trước những vấn đề mới, khó, phức tạp, nhạy cảm. Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, của quốc gia – dân tộc và mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng; không làm bất cứ việc gì có hại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân. Thực hành phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, hiệu quả; thực sự là hạt nhân đoàn kết, quy tụ, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thể…
Một điểm đáng chú ý là khoản 8, điều 2 quy định rõ, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên Ban chấp hành T.Ư phải gương mẫu đi đầu thực hiện là: nghiêm túc thực hành tự và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không tranh công đổ lỗi. Dũng cảm nhận khuyết điểm và trách nhiệm. Chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ.
Không để vợ, con, bố mẹ lợi dụng chức vụ của mình để vụ lợi
Điều 3, cũng bao gồm 8 khoản, yêu cầu ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên Ban chấp hành T.Ư phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; tham nhũng chính sách; chạy chức, chạy quyền; tham nhũng, hối lội; lãng phí; lợi dụng doanh nghiệp để vụ lợi; để người nhà, người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi… đang gây bức xúc trong dự luận xã hội hiện nay.
Cụ thể, tại khoản 1, điều này nêu rõ, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên Ban chấp hành T.Ư phải nghiêm khắc với bản thân và kiến quyết chống: chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị; lợi dụng tập thể để né tránh trách nhiệm hoặc lấy danh nghĩa tập thể thực hiện mục đích cá nhân. Nói không nhất quán, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.
Khoản 7 nêu rõ, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên Ban chấp hành T.Ư phải kiên quyết chống việc lợi dụng doanh nghiệp hoặc để doanh nghiệp lợi dụng nhằm vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để sử dụng, vay, mượn tiền, tài sản, phương tiện của tổ chức, cá nhân trái quy định.
Khoản 8 thì yêu cầu, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên Ban chấp hành T.Ư phải kiên quyết chống việc để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi; để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay!

Với thế hệ trẻ,có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muôn thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất. Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. 




Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển.




Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế . Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam: “ Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới với phương trâm “hòa nhập chứ không hòa tan.”


Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những thanh niên tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường; những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam đó là cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa. Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước. Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình. Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc. Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.

Kết thúc phiên phúc thẩm, lê đình lượng vẫn lãnh 20 năm tù giam

Hôm nay, 18/10/2018, tại TP Vinh, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa công khai xét xử phúc thẩm vụ án Lê Đình Lượng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trên cơ sở nội dung của vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
Lê Đình Lượng là thành viên đắc lực của tổ chức khủng bố Việt Tân tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Lê Đình Lượng đã lôi kéo được nhiều người là công dân Việt Nam vào tổ chức khủng bố Việt Tân, góp phần phát triển tổ chức Việt Tân trên lãnh thổ Việt Nam.
Lê Đình Lượng đã rất tích cực thực hiện tôn chỉ, mục đích của tổ chức khủng bố Việt Tân với mục đích làm suy yếu, tiến tới bạo loạn lật nhằm đổ chính quyền nhân dân.
Tài liệu có trong hồ sơ cho thấy, Lê Đình Lượng sử dụng Fb “Lỗ Ngọc (Lê Đình Lượng)” để làm ra và/hoặc tán phát nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của đảng, nhà nước; kích động người dân biểu tình, cổ súy cho các hoạt động có tính chất bạo loạn, lật đổ chính quyền nhân dân; đồng thời tìm cách dụ dỗ, lôi kéo nhiều người vào tổ chức khủng bố Việt Tân.
HĐXX nhận định, quá trình sử dụng Facebook, Lê Đình Lượng đã thể hiện rõ tình cảm, ý chí đồng lòng cùng tổ chức khủng bố Việt Tân, tích cực theo dõi, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết tuyên truyền cổ súy cho Việt Tân, trong đó có nhiều bài viết bình luận, ca ngợi Việt Tân, cổ vũ cho đường lối của tổ chức khủng bố Việt Tân, xuyên tạc về tình hình Việt Nam, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, an sinh xã hội, môi trường để xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Tại phiên tòa phúc thẩm, dù thừa nhận mọi hoạt động trong cáo trạng, nhưng Lê Đình Lượng vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo. Theo đó, Lê Đình Lượng đã thừa nhận có nhận tài trợ của Nguyễn Văn Hóa; tẩy chay cuộc bầu cử Quốc Hội, xuất cảnh trái phép sang Lào từ đó qua Thái Lan tham gia lớp học do Việt Tân tổ chức; sử dụng nhà của Lượng để phát loa truyền thanh xuyên tạc sự thật, vu cáo chính quyền...
Dù trong quá trình điều tra cũng như tại phiên sơ thẩm và phúc phẩm, Lê Đình Lượng đã không thừa nhận mục đích, tuy nhiên, trên cơ sở tài liệu chứng cứ, lời khai của nhân chứng, HĐXX nhận thấy đủ căn cứ xác định Lê Đình Lượng là người hoạt động tích cực của tổ chức Việt Tân tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Xét hành vi, tính chất, vụ án thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội của bị cáo diễn ra trong thời gian dài, lôi kéo nhiều người tham gia, tiến hành cùng với việc có nhiều bài viết lợi dụng các vấn đề xã hội trong nước để xuyên tạc lịch sử, kích động quần chúng nhân dân, đưa tin, vu cáo, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hệ thống cơ quan công quyền, phá hoại tư tưởng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Vì thế, cần phải xử lý nghiêm; cần phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội trong một thời gian dài để răn đe, giáo dục. HĐXX không chấp nhận đơn kháng cáo của Lê Đình Lượng; xử phạt Lê Đình Lượng 20 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, 5 năm quản chế kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

"Xin được để mọi chức tước ngoài căn phòng này"

Ấn tượng về tân Chủ tịch nước được nhiều đại biểu Quốc hội, bạn học cũ chia sẻ "là một người sống giản dị và tình cảm với thầy cô".
Chiều 23/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đắc cử Chủ tịch nước với tỷ lệ phiếu bầu 99,79%.
"Sự kiện hôm nay dù chỉ là tình huống do trước đó Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, Việt Nam khuyết chức danh người đứng đầu Nhà nước. Nhưng tôi nghĩ rằng việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu với kết quả đồng thuận rất cao như vậy là sự tất yếu, trước hết là ở uy tín cá nhân và về lâu dài, tôi hy vọng việc Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước không chỉ tình huống mà sẽ được nghiên cứu để thể chế hoá", đại biểu Dương Trung Quốc nói.

Ông Bùi Văn Phương - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình chia sẻ, "nhiều đảng viên và cử tri mà tôi biết đã rất phấn khởi từ khi Tổng bí thư được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, tôi tin rằng nhiều người đã vỗ tay khi ngồi trước màn hình tivi chiều nay".

Còn Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách Lê Thanh Vân thì khẳng định tân Chủ tịch nước là "một người ưu tú, xứng đáng". Theo đại biểu, tầm nhìn chiến lược và những quyết sách của nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện rõ trên các cương vị quan trọng mà ông từng đảm nhiệm, đơn cử như công tác xây dựng Đảng hay gần đây là mặt trận phòng, chống tham nhũng... Cùng với đó, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng là người có cuộc sống và phong cách giản dị.
Ông Lê Thanh Vân cho hay, theo bản kê khai tài sản của Tổng bí thư thì ông ở nhà công vụ, dành dụm được một số tiền, một phần mua công trái và một phần gửi tiết kiệm. "Qua bản kê khai đó, tôi thấy rằng ngoài công việc, ông có cuộc sống bình thường như bao cán bộ, công chức khác", ông Vân nói.
Nhà sử học Dương Trung Quốc thông tin thêm, khi đọc bản kê khai tài sản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ông thấy rất khiêm nhường. "Bản kê khai cho thấy mức lương của ông không cao, tiền tiết kiệm và tài sản cũng không nhiều. Ngoài căn nhà công vụ theo quy định của Đảng và Nhà nước, ông có hơn 300 m2 đất ở quê do ông bà tổ tiên để lại", đại biểu Dương Trung Quốc cho hay.
"Xin được để mọi chức tước ngoài căn phòng này"
Là bạn cùng lớp đại học với tân Chủ tịch nước, ông Dương Đức Quảng (nguyên Vụ trưởng Thông tin báo chí, Văn phòng Chính phủ) kể, "khi là sinh viên anh Nguyễn Phú Trọng học giỏi, luận văn tốt nghiệp đạt xuất sắc, được kết nạp vào Đảng trong trường".
"Anh Nguyễn Phú Trọng đã trải qua nhiều cương vị quan trọng như Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Tổng bí thư và nay được bầu làm Chủ tịch nước. Nhưng xuất phát điểm của anh không phải con ông cháu cha mà sinh ra trong một gia đình nông dân quê ở huyện Đông Anh, Hà Nội", ông Quảng nói.
Ông Quảng còn nhớ, có lần trong cuộc gặp thầy cô, bạn bè cùng lớp sau khi đã giữ chức danh lãnh đạo Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã "xin được để mọi chức tước ngoài căn phòng này".
"Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy, các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học cùng lớp của các bạn. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận khác nhau, sau khi ra trường tài năng không biết ai hơn ai. Có người gặp may, có người không gặp may. Tôi gặp may mắn hơn các bạn. Chức tước như phù vân, còn lại mãi với nhau là tình thày trò, bè bạn. Mong chúng ta luôn giữ được điều đó...", ông Quảng nhắc lại tâm sự của người bạn Nguyễn Phú Trọng mà ông còn nhớ như in.
Theo ông Dương Đức Quảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có hai người con, một gái, một trai, và đều là những công chức nhà nước bình thường. Lần gả chồng cho con gái khi đã ở cương vị lãnh đạo, ngoài gia đình và họ hàng, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ mời bạn bè thân thiết đến dự đám cưới. Lễ cưới đó tổ chức giản dị, chỉ có tiệc trà, hoa quả và bánh ngọt, không có cỗ bàn linh đình. Khi cưới con trai, ông Trọng tổ chức trong nội bộ gia đình và mời rất ít bạn bè.
"Chỉ sau đám cưới của con, anh Trọng mới gửi thiếp báo hỷ tới bạn bè. Tôi cũng là một người nhận được thiệp báo hỷ như thế", ông Quảng cho hay.
Còn với các thầy giáo, theo ông Quảng, tân Chủ tịch nước luôn giữ được đạo nghĩa thầy trò. Khi biết tin Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, thầy giáo dạy ngôn ngữ thời đại học định cư và mất ở Nga, được gia đình đưa tro cốt về quê ở Nghệ An, ông Trọng khi ấy là Chủ tịch Quốc hội vì bận công việc không vào được đã gửi vòng hoa và nhờ các bạn, lãnh đạo địa phương đến viếng thầy.
Ngày thầy giáo cũ - Giáo sư Phan Cự Đệ mất, ông Nguyễn Phú Trọng đến viếng, tuy có vòng hoa riêng nhưng Chủ tịch Quốc hội vẫn nhập đoàn với các sinh viên Văn Khóa 8 trường Đại học Tổng hợp.
Cô giáo dạy tân Chủ tịch nước từ ngày lớp 4 Đặng Thị Phúc vẫn nhớ mãi cậu học trò "chỉ mặc mỗi bộ quần áo nâu, đi chân đất, không kể đông hay hè". Nhờ bài thơ "Người trò nhỏ năm xưa" (tặng N.P.T) cô đọc ở hội thơ nhà giáo, cậu học trò nhỏ đã gọi điện hỏi thăm và tìm về thăm cô sau 50 năm.
"Trò Trọng đến khi tôi đang chuẩn bị cơm chiều, kể cũng tài, lúc đó nhà tôi đang xây nên phải đi ở thuê, đường quanh co mà em vẫn tìm được", bà xúc động nói.
Một câu chuyện từng được ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại chia sẻ trong cuộc họp tổ của Quốc hội. Đó là khi xảy ra vấn đề Biển Đông (vụ Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép tháng 5/2014) thì Trung ương đang họp, Bộ Chính trị cũng tiến hành họp và ông Nguyễn Văn Giàu là thành viên của Đảng đoàn Quốc hội được tham dự các phiên họp này.
"Tôi nhớ phiên thảo luận đó, cuối cùng Tổng bí thư quyết. Ông đã nói là bằng mọi cách, bằng mọi giá phải giữ gìn môi trường hòa bình để phát triển kinh tế. Đi bằng cách nào? Bằng ba trụ cột. Trụ cột thứ nhất là luật pháp quốc tế, trụ cột thứ hai là đấu tranh ngoại giao trực tiếp với Trung Quốc và toàn thế giới, với Liên Hiệp Quốc để ủng hộ ta. Trụ cột thứ ba là thực địa, kể cả mời báo chí trong nước và nước ngoài ra ngoài khu vực nóng. Sau này dư luận ca ngợi người này, người khác thì không phải như vậy, mà là trí tuệ của Bộ Chính trị và người kết luận là Tổng bí thư", ông Nguyễn Văn Giàu kể.
(Hoàng Thuỳ - Viết Tuân)

Toàn văn phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Chiều 23/10, Quốc hội đã bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau lời tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, tân Chủ tịch nước có bài phát biểu nhậm chức. 

Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa các đại biểu, khách quý,
Kính thưa toàn thể đồng bào, đồng chí, cử tri cả nước,
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một vinh dự vô cùng to lớn, đồng thời cũng là một trách nhiệm hết sức nặng nề đối với tôi. Tôi sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ như tôi vừa tuyên thệ trước Quốc hội, trước đồng bào và cử tri cả nước. Sau đây tôi xin có một vài ý kiến có tính chất báo cáo thêm, giãi bày tâm tư, tình cảm của mình trước sự kiện này để mong được các đồng chí và các vị cùng chia sẻ.
Chắc có đại biểu muốn biết, tâm trạng của tôi lúc này thế nào. Tôi xin thưa thật là vừa mừng, vừa lo. Mừng vì được Quốc hội và nhân nhân dân tin cậy, yêu mến giao nhiệm vụ. Lo là làm thế nào hoàn thành tốt nhất trọng trách của mình trước đất nước.
Kính thưa Quốc hội,
Chắc là có vị cũng hỏi là sắp tới có hứa hẹn gì không. Những lời đó tôi đã hứa, tuyên thệ rồi. Xin nói thêm vì sao vừa mừng, vì sao vừa lo, đây là tâm trạng thật lòng.
Giống như cách đây hơn 12 năm. Tôi nhớ vào ngày 26/6/2006, vào 16h, Quốc hội bầu đã bầu tôi làm Chủ tịch Quốc hội. Tôi cũng vừa mừng vừa lo. Lo chưa quen công việc của Quốc hội, nói vui là chưa được làm Chủ tịch Quốc hội bao giờ nên rất là bỡ ngỡ. Khi đó tôi đang làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng.
Tôi lo không biết có hoàn thành được nhiệm vụ không. Khi phát biểu trước Quốc hội, tôi đã ngẫu hứng lẩy 2 câu Kiều:
"Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay".
Đến bây giờ tâm trạng cũng như vậy, nhưng có phần lo lắng hơn, vì 3 lý do.
Một là tình hình nhiệm vụ của đất nước ta. Bên cạnh thuận lợi là cơ bản, thành tích là lớn lao, chúng ta đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức, rất nhiều nhiệm vụ nặng nề đang chờ đợi trước mắt chúng ta.
Tôi cũng đã từng nói là đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như hiện nay trên trường quốc tế. Chúng ta có quyền tự hào, phần khởi, ăn mừng trước những thành tựu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đạt được trong thời gian vừa qua. Nhưng tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, không được quá say sưa với thắng lợi, càng không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế.
Cần luôn luôn giương cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần cảnh giác. Diễn biến trước tình hình thế giới hiện nay, như chúng ta biết không biết điều gì sẽ xảy ra, không thể lường hết được, nên không được chủ quan.
Thứ hai, như các vị đại biểu và các cử tri đã biết. Từ hôm nay chính thức được Quốc hội trao nhiệm vụ Chủ tịch nước, đồng thời cũng đang gánh chức Tổng bí thư của Đảng. Công việc rất nhiều. Bởi vì Hội nghị Trung ương 8 vừa qua đã quyết định thành lập các tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng đến nơi. Đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn.
Trình độ, năng lực, hạn chế của tôi là rất rõ. Sự hiểu biết không đáp ứng được yêu cầu. Thực tình là rất lo. Trong khi đó tuổi tác thì đã lớn rồi. Bác Hồ cũng đã nói rồi, tuổi càng càng, sức khỏe càng thấp, điều đó không có gì lạ. Tôi luôn chuẩn bị sẵn tinh thần.
Chính vì vậy, tôi kính mong các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội, đồng bào, cử tri, nhân dân cả nước thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ, tạo điều kiện.
Các cơ quan hữu trách như Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan tư pháp, các ban ngành Trung ương, các cấp, các ngành địa phương phải phối hợp thật tốt, thật nhuần nhuyễn, nêu cao tinh thần đoàn kết, đoàn kết thật cao, có như vậy mới tạo điều kiện giúp đỡ cá nhân tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Riêng về phần cá nhân mình, một lần nữa tôi xin nhắc lại sẽ ra sức phấn đấu, cố gắng, làm hết sức mình, đáp ứng yêu cầu, tình cảm mà Quốc hội, nhân dân đã dành cho chúng tôi.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn Quốc hội!
Chúc kỳ họp thứ 6, khóa XIV của chúng ta thành công tốt đẹp! Xin cảm ơn!

Thêm đối tượng được miễn học phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 145/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021.


Theo đó, Nghị định số 145/2018/NĐ-CP bổ sung thêm đối tượng được miễn học phí là: Trẻ em học lớp mẫu giáo 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được hưởng chính sách miễn học phí theo quy định trên làm Đơn đề nghị miễn học phí theo mẫu kèm theo Nghị định số 145/2018/NĐ-CP và hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 5/1/2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.
Nghị định nêu rõ, trường hợp trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được hưởng chính sách miễn học phí theo quy định tại Nghị định này đồng thời thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 06/2018/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em chỉ phải nộp bổ sung Đơn đề nghị miễn học phí.
Trình tự thủ tục xét duyệt hồ sơ, chi trả, cấp bù kinh phí miễn học phí thực hiện theo quy định như đối với các đối tượng được miễn học phí quy định tại Điều 7 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.
Nghị định số 145/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/12/2018. Chính sách miễn học phí cho trẻ em học lớp mẫu giáo 5 tuổi quy định ở trên được thực hiện từ năm học 2018 – 2019 (từ ngày 1/9/2018).
Theo dự thảo Luật Giáo dục dự kiến thông qua vào kỳ họp đầu năm 2019, học sinh mẫu giáo 5 tuổi, học sinh THCS sẽ được miễn học phí. Hiện chỉ học sinh tiểu học được hưởng chính sách này./.
Nguyễn Trang/VOV.VN