Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

CỜ ĐỎ SAO VÀNG - BIỂU TƯỢNG, NIỀM TỰ HÀO CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Ngôi sao vàng 5 cánh in trên nền cờ đỏ thắm vô cùng thiêng liêng cao cả. Nền cờ đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, biểu tượng cho sự chiến đấu và chiến thắng. Màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho linh hồn dân tộc, năm cánh sao vàng tượng trưng cho các tầng lớp nhân dân cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.


Lá cờ đỏ sao vàng mãi mãi là biểu tượng thiêng liêng cao cả của dân tộc Việt Nam, còn là khát vọng hòa bình, là ước mơ, là lý tưởng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới, bởi vì không một quốc gia nào trên thế giới hiểu giá trị của hòa bình như Việt Nam. Không quốc gia nào xứng đáng hơn Việt Nam để nói lên tiếng hòa bình, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hơn 4000 dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã phải đổ bao máu xương để dành độc lập tự do, chính vì vậy thế giới chống áp bức, bất công, bóc lột đều lấy Việt Nam ta ra làm niềm cảm hứng để cổ vũ khích lệ họ, để giúp họ đấu tranh chống lại giới chính trị gia Tài phiệt bóc lột phương tây.


Sĩ quan các nước Bắc Phi còn hiểu biết tường tận cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, Mỹ của Việt Nam, chương trình đào tạo sĩ quan ở các nước này có phần riêng về chiến tranh Việt Nam. Họ có bài giảng về chiến thuật du kích và tư tưởng quân sự của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những trang sử giữ nước được viết bằng xương máu của cha ông ta luôn được bạn bè thế giới nể phục.


Việt Nam ta đã trở thành biểu tượng của tinh thần kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm và áp bức nô dịch, vì vậy khắp các châu lục, nơi nào có áp bức người dân đều dương cao cờ đỏ sao vàng. Màu cờ như là biểu hiện cho ý chí của một dân tộc bé nhỏ dám đương đầu và đã chiến thắng những đế quốc hùng mạnh tưởng như không thể làm được. Màu cờ đỏ giờ đây kiêu hãnh tung bay trong mọi sự kiện diễn ra của Đất nước và nó còn hiện diện trên thế giới, cho các quốc gia vẫn còn đang chìm ngập trong khói lửa chiến tranh, trong sự bất công và bạo ngược trên toàn thế giới..


Bên cạnh đó, nó còn là hình ảnh tiêu biểu cho nghĩa vụ quốc tế thiêng liêng và cao đẹp, tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ và ý thức hệ, thế nhưng, ta hoàn toàn có thể nhận ra ở họ đều có chung một tiếng nói: VIỆT NAM.

LIỆT SĨ, ANH HÙNG LLVTND, THIẾU TƯỚNG KIM TUẤN

Thiếu tướng Kim Tuấn có tên thật là Nguyễn Công Tiến, sinh ngày 26/10/1926 tại xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội và là vị tướng duy nhất và cao cấp nhất của quân đội Việt Nam hy sinh trong chiến đấu, ở chiến trường Campuchia giúp nước bạn thoát họa diệt chủng.
Nguyễn Công Tiến là một thanh niên giàu lòng yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, tham gia phong trào Việt Minh khi còn là học sinh (năm 1945), đến năm 1946 thì nhập ngũ vào Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, khóa I (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1), từ đó ông mang tên Kim Tuấn. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông liên tục chiến đấu ở khu vực đồng bằng Liên khu 3.
Ảnh Thiếu tướng Kim Tuấn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ông giữ nhiều chức vụ từ trung đội trưởng, đại đội trưởng, … và đến năm 1975, ông giữ chức tư lệnh sư đoàn 320, tư lệnh phó của ông lúc này là đại tá Nguyễn Quốc Thước sau này là trung tướng Nguyễn Quốc Thước.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ông chiến đấu trên nhiều mặt trận ở miền Nam. Được rèn luyện, trưởng thành, kinh qua các chức vụ chỉ huy, tướng Kim Tuấn luôn nêu cao tinh thần nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị, ý chí tiến công, tác phong xông xáo, tỉ mỉ, cụ thể và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tên tuổi của ông gắn liền với những thời điểm quyết định nhất, những chiến dịch quyết định nhất của Sư đoàn 320 như chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, chiến dịch Xuân hè 1972, đặc biệt là chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975.

Cuối năm 1978, ông nắm chức tư lệnh Quân Đoàn 3 và là 1 trong 3 mũi nhọn đánh sang Campuchia nhằm tiêu diệt chế độ diệt chủng Pol Pot. Tại mặt trận này, các đơn vị của ông đã tiêu diệt nhiều đơn vị Khmer đỏ và truy kích đến tận khu vực Battambang giáp Thái Lan.

Ngày 16/3/1979, ông đích thân đi thị sát trận địa. Đoàn xe bao gồm 1 chiếc xe thiết giáp M113 đi đầu, tiếp theo là 1 số xe Jeep, Uoat, .. và 1 chiếc M113 đi cuối. Khi đến khu vực núi Thơm thuộc Sisophon thì bị quân Khmer đỏ phục kích. Theo 1 số tài liệu thì xe của ông bị trúng đạn của súng chống tăng B40. Nhưng 1 số người kể lại thì xe bị trúng đạn súng phóng lựu M79. Điều này có vẻ hợp lý hơn vì khi đó, ông vẫn còn sống và được đưa lên xe M113 rút về, sau đó trực thăng cấp cứu đã đưa ngay ông về sân bay Pochentong, sau đó bay tiếp về sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, ông đã không qua khỏi.

Trung tướng Khiếu Anh Lân khi đó là phụ tá ông nghẹn ngào, xúc động nhớ lại : “Trên chiếc trực thăng UH, anh Tuấn tỉnh lại. Mình đã mừng, anh choàng tay ôm mình, giọng thều thào: Anh em mình có ai việc gì không? Mình giấu biệt chuyện cậu Hoa, cậu Quân hy sinh và trả lời: Không ai việc gì đâu, anh cứ yên tâm điều trị”. Rồi ông nói trong cơn thở gấp: “Lần này, có về Hà Nội gắng rẽ qua chỗ bà ấy nhà mình. Nói với bà ấy dạy dỗ các con thành người, xin lỗi bà ấy và các cháu hộ mình. Cho mình… vĩnh… biệt”.

Khi nhiệm vụ tại Campuchia kết thúc, đại tướng Văn Tiến Dũng đã đánh giá về Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) dưới quyền lãnh đạo của thiếu tướng Kim Tuấn như sau: “Binh đoàn Tây Nguyên đi đến đâu được bạn tin dân mến, kẻ thù khiếp sợ và ta thì trưởng thành”, và “hoàn thành một nhiệm vụ không đơn giản nhưng rất vẻ vang”.

Thiếu tướng Kim Tuấn được đánh giá là 1 tướng trẻ, tài năng, nhiệt huyết và mưu lược. Nếu ông còn sống, chắc chắn sẽ lập thêm nhiều chiến công trong các cuộc chiến biên giới phía Bắc sau này. Với những thành tích trong công tác, ông đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng Nhì, 3 Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba.

Ngày 20/12/1979, Thiếu tướng, Liệt sĩ Nguyễn Kim Tuấn được Chủ tịch nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng Nhất.