Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

SỰ THẬT SYRIA VÀ AFGHANISTAN

Hai cuộc chiến khủng khiếp, hai cuộc tàn phá man rợ, nhưng hai kết quả hoàn toàn trái ngược nhau.

Ở Syria, bây giờ có thể là mùa thu, nhưng gần như trong toàn bộ đất nước sự sống đang nảy mầm, nở rộ trở lại, mọc lên từ đống tro tàn, theo đúng nghĩa đen.

Cách Syria 2 ngàn dặm về phía đông, Afghanistan vẫn đang như một cơ thể bị đập vào những bức tường đá cổ xưa của nó, mất máu và hấp hối. Ở đó, không quan trọng là mùa nào, cuộc sống chỉ đơn giản là rất khủng khiếp với tương lai bị lưu đày vĩnh viễn.


***

1- Damascus, thủ đô cổ kính và lộng lẫy của Syria, nay là Cộng hòa Arab Syria, cuộc sống đã trở lại. Mọi người vui chơi đến tận đêm khuya, với nhiều sự kiện, âm nhạc và nhịp sống xã hội sôi động. Không phải tất cả, nhưng nụ cười đã trở lại với nhiều người. Các trạm kiểm soát đang được dỡ bỏ dần và giờ đây người ta thậm chí không phải dùng máy dò mìn trước khi vào bảo tàng, quán cà phê và các khách sạn quốc tế.

Người dân Damascus rất lạc quan, một số người ngây ngất. Họ đã chiến đấu hết mình, họ đã mất hàng trăm ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em, nhưng họ đã chiến thắng! Cuối cùng họ đã chiến thắng, vượt lên tất cả các dự đoán, được hỗ trợ bởi những người bạn và đồng minh thực sự của họ. Họ tự hào về những gì họ đã đạt được, và sự thật là như vậy!

Bị làm nhục rất nhiều trong một thời gian dài, người dân Ả Rập đột nhiên đứng dậy và chứng minh cho thế giới và với chính bản thân rằng họ có thể đánh bại quân xâm lược, bất kể chúng có mạnh đến đâu. Như tôi đã viết trong một số dịp trước đây, Aleppo là “Stalingrad của Trung Đông”. Đó là một biểu tượng anh hùng. Ở đó, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa đế quốc đã gặp thảm bại. Không có gì đáng ngạc nhiên, vì sức chịu đựng, lòng can đảm và khả năng của mình, trung tâm của tư tưởng văn hoá Arab - Syria một lần nữa trở thành quốc gia lá cờ đầu đối với những người yêu tự do trong khu vực.

Syria có nhiều bạn bè, trong đó có Trung Quốc, Iran, Cuba và Venezuela. Nhưng người quyết tâm giúp đỡ nhất trong số họ, đáng tin cậy nhất, vẫn là Nga.

Người Nga đã đứng bên đồng minh lịch sử của mình, ngay cả khi mọi thứ có vẻ tồi tệ, gần như vô vọng, ngay cả khi những kẻ khủng bố được đào tạo và cấy ghép vào Syria bởi phương Tây, Arab Saudi, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, đã san phẳng toàn bộ các thành phố cổ, và hàng triệu người tị nạn chạy khỏi đất nước, qua tất cả bảy cửa ô của Damascus và từ tất cả các thành phố lớn, cũng như các thị trấn và làng mạc.

Người Nga làm việc lặng lẽ, cần mẫn và hiệu quả, không chỉ ở “hậu trường”, trên mặt trận ngoại giao, mà còn trên tiền tuyến, cung cấp hỗ trợ tác chiến không lực, làm sạch và kiểm soát toàn bộ các khu phố, giúp cung cấp thực phẩm, hậu cần, chiến lược. Người Nga đã chết ở Syria, tôi không biết con số chính xác, nhưng chắc chắn có thương vong, một số nguồn tin thậm chí cho biết là "đáng kể". Tuy nhiên, Nga không bao giờ đầu hàng, không bao giờ đập ngực than vãn bất lực. Những gì phải làm, đã được họ thực hiện, như một nghĩa vụ quốc tế cao cả, lặng lẽ, tự hào, rất can đảm và quyết tâm.

Người dân Syria biết tất cả những điều này, họ hiểu, và họ biết ơn đối với cả hai quốc gia, mọi sáo ngữ biết ơn là không cần thiết, ít nhất là bây giờ. Tình huynh đệ sâu sắc của họ là không thể chia cắt. Họ đã cùng nhau chiến đấu chống lại kẻ thù hắc ám, khủng bố và chủ nghĩa thực dân mới, và họ đã chiến thắng.

Khi các đoàn xe quân sự Nga đi qua các con đường của Syria, không cần có các biện pháp an ninh. Họ dừng lại ở các quán ăn địa phương, họ nói chuyện vui vet với người dân địa phương. Khi người dân Nga đi qua các thành phố Syria, họ không cảm thấy sợ hãi. Họ không bị coi là một "lực lượng quân sự nước ngoài". Bây giờ họ là một phần của Syria. Họ là những người thân của gia đình. Người Syria làm cho họ cảm thấy như được ở nhà.

***

2- Ở Kabul, tôi luôn phải đối mặt với những bức tường. Tường là tất cả xung quanh tôi, tường bê tông, cũng như dây thép gai.

Một số bức tường cao tới 4-5 tòa nhà, với tháp canh ở mọi góc, được trang bị kính chống đạn. Người dân địa phương, người đi bộ, trông giống như những hồn ma. Họ đã tê liệt, đã quen với những nòng súng chĩa vào đầu, chân, thậm chí chĩa vào con cái của họ.

Hầu như tất cả mọi người ở đây đều phẫn nộ vì quân chiếm đóng, nhưng không ai biết phải làm gì, làm thế nào để chống lại. Lực lượng xâm lược của NATO vừa tàn bạo vừa áp đảo, chỉ huy và binh lính của nó lạnh lùng, tính toán và tàn nhẫn, bị ám ảnh với việc tự bảo vệ và chỉ bảo vệ bản thân chúng.

Các đoàn xe quân sự của Anh và Mỹ được bọc thép nặng nề sẵn sàng bắn vào “bất cứ thứ gì động đậy”, ngay cả với những động tác mơ hồ.

Người dân Afghanistan bị giết, hầu hết tất cả trong số họ bị bắn từ xa. Cuộc sống của người phương Tây là “quý giá nhất” khi tham gia vào cuộc chiến. Việc tàn sát được thực hiện bằng máy bay không người lái, bằng “bom thông minh” hoặc bằng cách bắn từ những phương tiện quái dị chạy dọc các thành phố Afghanistan và vùng nông thôn.

Trong cuộc chiếm đóng kỳ quặc này, không quan trọng là có bao nhiêu dân thường Afghanistan bị giết, miễn là cuộc sống của lính Mỹ hoặc châu Âu được an toàn. Hầu hết binh sĩ phương Tây được triển khai ở Afghanistan là lính chuyên nghiệp. Họ không bảo vệ đất nước của họ, họ được trả tiền để làm “công việc của họ”, một cách hiệu quả, với bất kỳ giá nào. Và tất nhiên, an toàn là đầu tiên, an toàn cho bản thân.

Sau khi phương Tây chiếm Afghanistan năm 2001, khoảng 100.000 đến 170.000 dân thường Afghanistan đã bị giết. Hàng triệu người đã buộc phải rời khỏi đất nước của họ đi tị nạn. Afghanistan hiện đứng thứ hai từ dưới lên (sau Yemen) ở châu Á, trong danh sách HDI (Chỉ số phát triển con người). Tuổi thọ người dân là thấp nhất ở châu Á (theo WHO).

***

3- Tôi làm việc ở cả Syria và Afghanistan, và coi đó là nhiệm vụ của mình để chỉ ra sự khác biệt giữa hai quốc gia và hai cuộc chiến này.

Cả Syria và Afghanistan đều bị phương Tây tấn công. Một người chống cự và chiến thắng, người còn lại bị chiếm giữ bởi các lực lượng Bắc Mỹ và Châu Âu, và do đó bị phá hủy.

Sau khi làm việc ở 160 quốc gia trên hành tinh này, và sau khi chứng kiến vô số cuộc chiến tranh và xung đột (hầu hết đều bị phương Tây và đồng minh kích động), tôi có thể thấy rõ mô hình: gần như tất cả các quốc gia rơi vào phạm vi ảnh hưởng của phương Tây giờ đều bị hủy hoại, cướp bóc và tàn phá. Họ đang gặp sự chênh lệch lớn giữa số lượng nhỏ “tinh hoa” là những cá nhân cộng tác với phương Tây với đại đa số người dân sống trong nghèo khổ. Hầu hết các quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Nga hoặc Trung Quốc (hoặc cả hai), đều đang thịnh vượng và phát triển, tự tôn tự chủ và tôn trọng văn hóa, hệ thống chính trị và cấu trúc kinh tế của mình.

Chỉ vì hệ thống truyền thông đại chúng và hệ thống giáo dục thiên vị, cũng như định hướng gần như hoàn toàn thân phương Tây của các "phương tiện truyền thông xã hội", những sự tương phản gây sốc này giữa hai khối (vâng, giờ đây chúng ta lại có hai khối chính giữa các quốc gia) không liên tục được phản ánh và thảo luận.

***

4- Trong chuyến thăm gần đây của tôi đến Syria, tôi đã nói chuyện với nhiều người sống ở Damascus, Homs và Ein Tarma. Những gì tôi chứng kiến có thể được mô tả là niềm vui của người Hồi giáo, trong nước mắt. Cái giá phải trả cho chiến thắng là rất lớn. Nhưng niềm vui là vô giá, tất nhiên. Sự thống nhất, đồng thuận giữa người dân Syria với chính phủ của họ là rất rõ ràng và đáng chú ý.

Sự giận dữ đối với phương Tây và phiến quân là rất phổ biến. Tôi sẽ sớm mô tả tình hình trong các báo cáo sắp tới của tôi. Trong bài này, tôi chỉ muốn so sánh tình hình ở hai thành phố, hai quốc gia và hai cuộc chiến.

Ở Damascus, tôi cảm thấy như muốn làm thơ, nhiều lần. Ở Kabul, tôi chỉ có cảm hứng để viết một cáo phó, dài và buồn.

Tôi yêu cả hai thành phố cổ này, nhưng tất nhiên, tôi yêu chúng với những trạng thái cảm xúc khác nhau.

Nói một cách thẳng thắn, trong 18 năm chiếm đóng của phương Tây, Kabul đã bị biến thành một địa ngục quân sự hóa, bị phân mảnh và biến thành một thuộc địa trên trái đất. Mọi người đều biết điều đó, người nghèo biết điều đó và ngay cả chính phủ cũng biết điều đó.

Ở Kabul, toàn bộ các khu phố đã trở thành địa ngục. Chúng là nơi sinh sống của những cá nhân bị buộc phải sống trong các máng xối, hoặc dưới những cây cầu. Nhiều người trong số đó bị xua đuổi, mắc vào các chất ma túy, việc sản xuất ma tuý được hỗ trợ bởi quân đội chiếm đóng phương Tây. Tôi đã chụp được một số ảnh căn cứ quân sự của Hoa Kỳ được bao quanh bởi những đồn điền thuốc phiện. Tôi đã nghe những lời chứng thực của người dân địa phương, về việc quân đội Anh tham gia đàm phán và hợp tác với mafia địa phương.

Bây giờ các đại sứ quán phương Tây, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế hoạt động ở Afghanistan, đã tìm cách vơ vét tài nguyên, tham nhũng về mặt trí tuệ và đạo đức, truyền bá tư tưởng cho một nhóm người bản địa, những người nhận được học bổng, được “đào tạo” ở châu Âu, để phục vụ cho những kẻ chiếm đóng. Họ đang làm việc ngày đêm để hợp thức hóa cơn ác mộng mà đất nước họ bị ném vào.

Nhưng những người lớn tuổi vẫn còn nhớ thời quân đội Xô viết và chế độ xã hội chủ nghĩa Afghanistan. Lớp người lớn tuổi vẫn chủ yếu mang tình cảm thân Nga, nuối tiếc những ngày Afghanistan được giải phóng và độc lập, tiến bộ và xây dựng tinh thần quyết tâm của quốc gia. Các nhà máy bánh mì, kênh dẫn nước, đường ống dẫn dầu, tháp điện cao thế và trường học của Liên Xô vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay, trên khắp cả nước. Trong khi đó, bình đẳng giới, chủ nghĩa thế tục và cuộc đấu tranh chống phong kiến của thời đó đến nay, dưới sự chiếm đóng của phương Tây, bị coi là bất hợp pháp.

Người Afghanistan được biết đến là một dân tộc tự hào và quyết đoán. Nhưng bây giờ niềm tự hào đó đã bị phá vỡ, lòng quyết tâm bị nhấn chìm trong biển bi quan và trầm cảm. Sự chiếm đóng của phương Tây không mang lại hòa bình, nó không mang lại sự thịnh vượng, độc lập của nền dân chủ, nếu dân chủ được hiểu là "sự cai trị của nhân dân”.

Ngày nay, giấc mơ lớn nhất của một thanh niên hay phụ nữ ở Kabul là được phục vụ cho những kẻ chiếm đóng, họ được “giáo dục” trong một trường học kiểu phương Tây, để có được một công việc tại đại sứ quán Hoa Kỳ hoặc một trong các cơ quan của Liên Hợp Quốc.

***

5- Ở Damascus, mọi người hiện đang nói về việc xây dựng lại đất nước. “Làm thế nào và khi nào các khu phố bị thiệt hại sẽ được xây dựng lại? Việc xây dựng hệ thống tàu điện ngầm triển khai trước chiến tranh sẽ sớm được tiếp tục lại? Cuộc sống sẽ tốt hơn trước?”.

Mọi người đã không chờ đợi. Tôi đã chứng kiến các gia đình và cộng đồng, cùng khôi phục lại các tòa nhà, nhà ở và đường phố của họ.

Vâng, ở Damascus tôi thấy sự lạc quan cách mạng thực sự trong hành động, sự lạc quan mà tôi đã mô tả trong cuốn sách gần đây của tôi về “Sự lạc quan cách mạng và chủ nghĩa hư vô phương Tây”. Nhà nước Syria bây giờ, một lần nữa, ngày càng mang tính cách mạng. Cái gọi là “phe đối lập” hầu như không có gì khác ngoài một cuộc lật đổ do phương Tây bảo trợ, một nỗ lực để đưa Syria trở lại những ngày đen tối của chủ nghĩa thực dân.

Damascus và chính phủ Syria không cần những bức tường to lớn, những đốm sáng gián điệp khổng lồ bay trên bầu trời; họ không cần xe bọc thép ở mọi góc và chiếc SUV toàn diện với súng máy giết người.

Vậy nhưng, những kẻ chiếm đóng Kabul cần tất cả những biểu tượng quyền lực chết người đó để duy trì sự kiểm soát. Tuy nhiên, họ không được mọi người ủng hộ hoặc yêu thương.

Ở Damascus, tôi tự do bước vào văn phòng của tiểu thuyết gia đồng nghiệp của mình, là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Syria. Ở Kabul, tôi phải đi qua máy dò kim loại ngay cả khi chỉ muốn ghé vào một nhà vệ sinh.

Ở Damascus, có hy vọng, và cuộc sống diễn ra ở mọi góc phố. Quán cà phê chật cứng, mọi người nói chuyện, tranh luận, cười đùa cùng nhau và hút thuốc với nhau. Bảo tàng và thư viện cũng đầy người. Nhà hát tổ chức biểu diễn, vườn thú luôn sôi động người đến thăm, tất cả diễn ra bất chấp chiến tranh, bất chấp mọi khó khăn.

Ở Kabul, cuộc sống đã dừng lại. Ngoại trừ giao thông, và các khu chợ bán hàng thiết yếu phải có. Còn ngay cả Bảo tàng Quốc gia bây giờ cũng bị biến thành một pháo đài, và kết quả là, hầu như không ai có thể tìm thấy gì bên trong đó.

Người dân ở Damascus không biết nhiều những gì diễn ra ở Kabul. Nhưng họ quen thuộc với tin tức về Baghdad, Tripoli và Gaza. Và họ thà chết còn hơn là cho phép bị phương Tây chiếm đóng, hoặc cấy ghép chính phủ tay sai của chúng.

Hai cuộc chiến tranh, hai số phận, hai thành phố hoàn toàn khác biệt.

Bảy cửa ô của Damascus nay đã rộng mở. Người tị nạn đang trở về từ mọi hướng, từ mọi nơi trên thế giới. Đã đến lúc hòa giải, xây dựng lại đất nước, để làm cho Syria vĩ đại hơn cả trước khi cuộc xung đột xảy ra.
Kabul, vẫn thường xuyên bị rung chuyển bởi các vụ nổ, bị phân mảnh bởi những bức tường khủng khiếp. Động cơ máy bay trực thăng gầm rú phía trên, nhấp nháy đèn từ đôi mắt chết chóc của chúng theo dõi mọi thứ trên mặt đất. Máy bay không người lái, xe tăng, xe bọc thép khổng lồ.. Người nghèo, người vô gia cư, khu ổ chuột... Lá cờ Afghanistan khổng lồ bay trên Kabul. Một "lá cờ sửa đổi" xa lạ, không giống như lá cờ của quá khứ xã hội chủ nghĩa.

Ở Syria, cuối cùng đã thống nhất nhờ đánh bại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa cuồng tín và các giáo phái.
Ở Afghanistan, quốc gia bị chia rẽ, bị sỉ nhục, bị tước đoạt vinh quang trước đây.

Damascus đã thuộc về người dân của nó. Ở Kabul, người dân bị ngăn cách và cấm đoán bởi những bức tường bê tông và căn cứ quân sự dựng lên bởi những kẻ xâm lược nước ngoài.

Ở Damascus, mọi người đã chiến đấu, chết cho đất nước và thành phố của họ.
Ở Kabul, mọi người sợ hãi, thậm chí sợ hãi ngay cả trong việc nói về đấu tranh cho tự do.

Damascus đã thắng. Nó đã giành lại tự do một lần nữa.
Kabul cũng sẽ thắng. Có lẽ không phải hôm nay, không phải năm nay, nhưng nó sẽ thắng. Tôi tin rằng nó sẽ chiến thắng!

Tôi yêu cả hai thành phố. Nhưng một người bây giờ đang ăn mừng, trong khi người còn lại vẫn quằn quại khổ đau, nỗi đau không thể nào tưởng tượng được...

(Tác giả: Andre Vltchek, phóng viên vì hòa bình. Biên dịch: Ngô Mạnh Hùng)
===
P/s: một số người vẫn vì ấu trĩ hoặc cố tình đánh đồng, rằng Nga hay Mỹ cũng đều vì lợi ích của mình, cũng đều là đế quốc. Đọc từ những cây bút thực tế này để rõ ai là sứ giả hòa bình, ai là ác quỷ chiến tranh.

Và tôi thấy ở đây, hình ảnh của cả một quá trình lịch sử rất dài của Việt Nam. Bài viết thật nhiều cảm xúc..

BỘ MẶT THẬT "YÊU SÁCH TÁM ĐIỂM NĂM 2019" CỦA NHỮNG KẺ TỰ XƯNG TỰ DO, DÂN CHỦ, CÔNG LÝ

Gần 100 năm trước, ngày 28-6-1919, các nước thắng trận gồm Anh, Pháp, Nga, Ý, Mỹ và các nước bại trận là Đức, Áo – Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ đã họp Hội nghị tại Versailles, Pháp để ký kết các hòa ước chính thức cũng như phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận.
Thời điểm đó, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Pháp, đã tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước tại Paris và các tỉnh ở Pháp, soạn thảo “Bản yêu sách của dân tộc Việt Nam gửi đến Hội nghị Véc-xây”. Bản yêu sách gồm 8 điểm, yêu cầu Chính phủ Pháp trao trả một số quyền tự do, dân chủ cơ bản, tối thiểu cho nhân dân Việt Nam. Sự kiện đó đã đi vào lịch sử.
Vậy mà, ngày 19-12-2018, 100 tổ chức và cá nhân tự xưng là người Việt Nam yêu tự do, dân chủ và công lý đã khởi xướng cái gọi là “Yêu sách tám điểm năm 2019”, nhại lại bản yêu sách năm xưa để gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc và các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam.

Bộ mặt thật trong“Yêu sách tám điểm năm 2019” là gì, xin phân tích rõ các nội dung sau:
Một là, đòi hỏi vô căn cứ của “Yêu sách tám điểm năm 2019”
“Yêu sách tám điểm năm 2019” đặt ra những đòi hỏi vô lý, không có cơ sở khoa học và thực tiễn khi yêu cầu Đảng, Nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân đang chấp hành án vì thực hiện các hành vi: “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” và bỏ định hướng chính trị đối với giáo dục và đào tạo.
Những người bị tước đi một số quyền công dân vì thực hiện các hành vi “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Khi tù nhân chưa tiến bộ, chưa chấp hành hết thời gian giam giữ theo bản án thì không thể trả tự do là điều đương nhiên.
Thông Tư số 06/2018/TT-BCA, ngày 12-02-2018 quy định tiêu chuẩn thi đua trong chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân.
Tại chương II, tiêu chuẩn thi đua trong chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, gồm 16 điều, từ Điều 7 đến Điều 22 quy định rõ quá trình chấp hành án của phạm nhân, phấn đấu tốt sẽ được giảm nhẹ hình thức giam giữ. Bên cạnh đó, tính nhân văn của chế độ XHCN cũng được biểu hiện qua quyết định đặc xá của Chủ tịch nước và quyết định giảm án, tha tù của cấp có thẩm quyền dành cho những tù nhân có hướng phấn đấu, hoàn lương.
Những tù nhân chưa chấp hành án đúng thời gian theo bản án và chưa có sự tiến bộ thì chưa thể được hưởng các quy định này. “Yêu sách tám điểm 2019” đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta trả tự do vô điều kiện là không có căn cứ.
“Yêu sách tám điểm 2019” đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta bỏ tính định hướng trong giáo dục và đào tạo thực chất là tạo cơ sở để các tổ chức phản động ngoài nước tham gia vào công tác giáo dục và đào tạo của nước nhà; hòng đưa ý thức hệ đối lập vào thế hệ trẻ, qua đó nhằm mục đích “không đánh mà tan”, kéo theo “sự nhạt nhòa”, xa rời tôn chỉ, thiếu kiên định, hoang mang, dao động và chống đối, lật đổ chế độ XHCN ở nước ta.
Rõ ràng, những đòi hỏi, yêu sách trên là không thể chấp nhận, cần nhận diện và thẳng thắn đấu tranh, phê phán, loại bỏ.
Hai là, xuyên tạc, phủ nhận các vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do đi lại, cư trú
Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam quy định, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được tập trung, cụ thể hóa tại Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Công nghệ thông tin.
Công dân có quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí thông qua việc sáng tạo tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo chí; liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; in, phát hành báo in; phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí.
Nhà báo có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình. Nếu thông tin đăng tải sai sự thật, trái với quy định của pháp luật thì buộc phải xem xét, thu hồi, xử lý.
Những cá nhân, tổ chức cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, phản bội Tổ quốc, chế độ thì đều phải bị xử lý để đảm bảo được tính dân chủ có tập trung, không tạo kẽ hở cho dân chủ vô nguyên tắc.
Có một thực tế, theo báo cáo của Bộ TT&TT, tính đến tháng 6-2018, cả nước có 857 cơ quan báo, tạp chí in, trong đó, cơ quan báo in có 86 cơ quan Trung ương, 107 cơ quan địa phương. Tạp chí in có 350 đơn vị Trung ương, 134 đơn vị địa phương. Báo điện tử và tạp chí điện tử có 159 đơn vị.
Cả nước hiện tại cũng có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương. Số lượng thẻ nhà báo đã cấp mới trong 6 tháng đầu năm là 1.066, trong đó cấp mới 1.032 thẻ, cấp lại 34 thẻ. Đến nay, tổng số thẻ nhà báo đã cấp là 19.166 thẻ. Số trang thông tin điện tử tổng hợp Bộ đã cấp phép đến hết tháng 6-2018 là 1.510. Số mạng xã hội trong nước được cấp phép là 228.
Bên cạnh đó, có hơn 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo và tạp chí nước ngoài in bằng nhiều thứ tiếng được phát hành rộng rãi tại Việt Nam, cùng với rất nhiều cơ quan báo chí trong nước thường xuyên phản ánh thông tin đa chiều trên bình diện đời sống chính trị – xã hội Việt Nam đến mọi người dân; người dân được bày tỏ tâm tư, tình cảm đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng thông qua báo chí. Sự thật này bác bỏ luận điệu xuyên tạc Việt Nam tự do ngôn luận, tự do báo chí của các thế lực thù địch, phản động.
Ở Việt Nam, quyền tự do đi lại, cư trú của công dân luôn được tôn trọng và bảo vệ. Song, những cá nhân phản bội Tổ quốc, có hành vi móc nối các tổ chức phản động nước ngoài xâm phạm an ninh quốc gia, thực hiện các hành vi chống phá, đang tị nạn ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ thì việc áp dụng những biện pháp ngăn chặn là cần thiết.
Trên thế giới, mọi quốc gia đều có quy định nhằm ngăn chặn, đấu tranh với các đối tượng hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia; bất kỳ cá nhân nào có hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đều phải bị nghiêm trị.
Luận điệu xuyên tạc Việt Nam vi phạm quyền tự do đi lại, tự do cư trú của công dân chỉ là nguyên cớ để tạo sức ép, can thiệp nội bộ, nhằm đưa những cá nhân bất hảo, phản quốc để kích động, gây rối, chống phá, tạo nguyên cớ để can thiệp vào chế độ của ta.
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền lập hội của công dân; những hội được công dân lập ra dựa trên nhu cầu chính đáng của con người và hoạt động vì tiến bộ của cá nhân, gia đình, xã hội, tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật nhà nước luôn được tôn trọng và khuyến khích phát triển.
Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể, rõ ràng về việc tổ chức, hoạt động và quản lý hội, trong đó việc tổ chức, hoạt động của hội được thực hiện theo các nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, tự bảo đảm kinh phí hoạt động, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội, không vì mục đích lợi nhuận.
Tuy nhiên, thành lập các hội, nhóm để trở thành tổ chức đối lập với các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam, hoạt động không tuân thủ theo pháp luật của nhà nước, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, xâm phạm lợi ích quốc gia dân tộc thì hiển nhiên không được chấp nhận ở Việt Nam.
Luận điệu xuyên tạc Việt Nam vi phạm quyền lập hội, nhóm được “Yêu sách tám điểm năm 2019” đề cập thật là thiển cận, bản chất là tạo bàn đạp, cơ sở thành lập các tổ chức xã hội dân sự đối lập, thực hiện các hành vi chống phá, kích động, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ba là, xuyên tạc mô hình nhà nước pháp quyền XHCN và chế độ bầu cử ở Việt Nam
Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” và “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam luôn hướng tới đảm bảo dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người dân, phát triển năng lực làm chủ và thực hành dân chủ của nhân dân trên tư cách người chủ của nhà nước và xã hội.
Điều này đã được Đại hội XII của Đảng xác định: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” là sự lựa chọn đúng đắn, cần phải kiên định thực hiện.
Những luận điệu nói nền pháp luật của Việt Nam không có sự công bằng trong bầu cử và ứng cử là sai sự thật. Mô hình nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển, không thể coi “tam quyền phân lập” là sự lựa chọn phù hợp ở nước ta.
Hồng Phú/Báo CAND

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

VỤ LẤN CHIẾM ĐẤT TẠI "VƯỜN RAU LỘC HƯNG" BỊ CƯỠNG CHẾ

Trước tiên mình nói về tấm ảnh đang được "bọn lợi dụng Công giáo chống chính quyền" truyền nhau rằng với cái tít rằng "Cộng sản cho xe ủi cán Giáo dân" (ảnh dưới), nếu nhìn kỹ sẽ thấy nhiều cái nực cười lắm:

1. Trong ảnh là 01 xe (màu đỏ) nhìn thoạt qua giống xe ủi đang ĐỨNG IM, KHÔNG HOẠT ĐỘNG. Chính xác là đang ĐỖ GẦN 01 GỐC CÂY.

2. Người trong ảnh nằm xuống đất, trên quần áo không 01 vết bẩn, cũng chả có vết bánh xích xe ủi qua?!

3. Xe ủi này biển số có cụm số "50 TĐ - 019.75", nếu ai tìm hiểu Luật Giao thông và các văn bản dưới luật kỹ thì sẽ biết xe mang biển "TĐ" là xe THÍ ĐIỂM, thực ra nó chính là mấy cái xe chở hàng hay chạy trên đường, chứ chả phải là cái xe ủi nào, ai dân Q9, Thủ Đức, Q6, Tân Bình, Bình Tân, Phú Nhuận sẽ biết ngay thôi, trước xe này được "thí điểm" từ năm 2011 đến nay... đáng buồn cười là xe này có biển 019.75, kiểu như năm 1975 ấy nhỉ !!!!!

Vậy, kết lại trong hình chả phải là "xe ủi" nào đang ủi "Giáo dân", đó là cái xe tải bình thường, cái xe ủi ĐỖ kế bên và cũng đang nằm im. Hiểu đúng thì đây là BÃI ĐỖ XE nào đó hoặc cũng có thể là BÃI ĐỖ XE tạm thời của các xe tham gia phá dỡ khu bất hợp pháp này.

Bây giờ ta sẽ tìm hiểu về "vườn rau Lộc Hưng" và nội dung liên quan.

1- Lịch sử "vườn rau Lộc Hưng"

Căn cứ theo Văn bản số 6035/UBND-NCPC, ngày 26/10/2006 của UBND TP. Hồ Chí Minh do PCT Lê Văn Khoa ký gửi Thanh tra Chính phủ có đoạn: "Khu đất có diện tích 4,8 ha tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại, không phải VNCH) và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ (đồng đứng tên). Theo đó, từ thời Pháp thuộc (trước Hiệp định Genevè năm 1954), toàn bộ khu đất bị Thực dân Pháp sử dụng làm bãi Ăng-ten".

Theo tài liệu lưu trữ thì Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý và sử dụng khu đất làm Đài Ăng-ten. Năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đại diện Giáo xứ Lộc Hưng có làm giấy MƯỢN ĐẤT và đã được QUÂN ĐỘI PHÁP tại Sài Gòn đồng ý cho giáo dân ngụ tại khu vực kế cận mượn phần đất trống giữa các cột Ăng-ten để trồng rau vào ban ngày (không được làm vào ban đêm). Riêng phần không lưu vẫn được sử dụng phục vụ cho ngành viễn thông chế độ cũ (VNCH) làm Đài phát tín. Sau này Pháp rút, chế độ Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại) bị lật đổ bởi Ngô Đình Diệm thì phần đất này ban đầu vẫn được giao cho Giáo xứ Lộc Hưng sử dụng theo "Giấy MƯỢN ĐẤT", năm 1963 khi tướng Nguyễn Khánh nắm quyền chế độ cũ đã cho thu hồi khu đất này và giao cho Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ sử dụng, quản lý cho đến 30/4/1975."

Như vậy trước ngày 30/4/1975, khu đất trên do Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý và sử dụng làm Đài Ăng-ten, sau ngày 30/4/1975, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 111/CP, ngày 14/4/1977 theo đó khu đất này do Nhà nước và Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm Đài phát tín hiệu. Ngày 12/10/1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh.

Qua đây có thể thấy:

- Năm xưa Bảo Đại vì muốn dựa vào Vatican để có sự ủng hộ của Phương Tây và các đạo quân Việt (gốc Công giáo) để chống lại Việt Minh nên đã đồng thuận cho Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ (đồng đứng tên). Nói ra thì tức là bán đất cho Công giáo nhưng theo kiểu "kết hôn", chia tay thì chia tài sản.

- Sau này Ngô Đình Diệm tuy không ký kết văn bản gì trao đất mà chỉ tiếp tục cho phép Giáo dân Lộc Hưng được sinh sống dựa trên "Giấy MƯỢN ĐẤT" của Quân đội Pháp. Thế hóa ra Diệm công nhận phần đất đó của Pháp ?!!!!!!!

- Rồi khi Diệm bị giết thì chính phủ VNCH thay thế (vốn ghét Diệm) thu hồi luôn phần đất đó lại và giao cho Nha giám đốc Viễn thông (kiểu như Bộ 4T giờ) sử dụng, có điều thời kỳ 1964 - 1975 thì cái chế độ Ngụy quyền kia lên xuống những 05 - 06 chính phủ thay nhau lật đổ nên chả ai quan tâm khu đất đó, thế là Giáo dân Lộc Hưng vẫn ở đó.

- Và cuối cùng, năm 1977 thì Chính quyền CHXHCN Việt Nam thu hồi đất.

Kết luận, vậy rõ ràng cái gọi là "vườn rau" Lộc Hưng trên thực tế không hề có giấy tờ gì là của Giáo xứ Lộc Hưng hay của Đạo Công giáo. Nói tóm lại khu đất đó trước đây từng được Bảo Đại đem làm "của hồi môn" cho Đạo Công giáo để "mượn danh, mượn quân" sau này Ngô Đình Diệm bị giết nên mất chỗ chống lưng và đất bị thu hồi!

Tóm lại là Giáo xứ Lộc Hưng nói về lý làm "Giấy MƯỢN ĐẤT" tức là công nhận đất đó là của Pháp là thật sự không đúng rồi, có điều thời thế lúc đó thì cũng không trách được, tuy nhiên giờ Đất nước đã là 01 nước Độc Lập - Thống Nhất - Tự Chủ, và tuyên bố từ 02/09/1945 là cắt đứt mọi quan hệ pháp lý với Thực dân Pháp mà suốt bao năm Giáo xứ Lộc Hưng vẫn âm thầm dung túng cho Giáo dân VI PHẠM PHÁP LUẬT với cái lý đất của Giáo xứ (dựa theo Giấy MƯỢN ĐẤT) thì có đáng trách không ?!!!!!!!!

Nói về Dự án xây trường tại khu đất này thì:

Dự án xây dựng khu trường học công lập đạt chuẩn quốc gia do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình làm chủ đầu tư (gồm 3 bậc học: 20 lớp Mầm non, 30 lớp Tiểu học và 45 lớp Trung học cơ sở) trên khu đất công trình công cộng có diện tích 49.320 m2 tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình là một trong những công trình trọng điểm của quận.


2- Tại sao lại "cưỡng chế" và mức độ vi phạm


Vì lợi dụng trong Tết, cán bộ và ngày nghỉ lễ của cả nước, những kẻ chống đối mà ở đây là 89 hộ dân sống "phạm pháp" sẽ xây dựng mạnh nhất, đặc biệt là cuối năm, họ xây rất mau, không cần kiên cố, cũng chả cần theo kiến trúc gì, miễn là thành hình cái nhà là được, xây trong Tết luôn, chưa kể thuê nhân công xây giờ rất rẻ (kiếm tí chút ăn tết) nên xây sẽ được càng nhiều, càng nhanh. Cho nên phải "cưỡng chế" trước Tết, không thì qua Tết ở đó có mà thành pháo đài.

Cứ nhìn số liệu mà FB Bạch Hoàn đưa ra là 200 ngôi nhà trên 4,8 ha với 89 hộ dân thì biết 01 điều rằng từ ngày 28 tháng 8 năm 2009, UBND quận Tân Bình ban hành Quyết định số 1007/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu công trình công cộng Phường 6, KHÔNG CÓ CHỨC NĂNG Ở... và cấm mọi hoạt động xây dựng, vậy mà sau 10 năm giờ ở đó đã có 200 căn nhà, cái này gọi là gì nếu không phải là "VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ XÂY DỰNG".

Chưa kể, 200 ngôi nhà với 89 hộ dân ????? Vậy mỗi hộ trung bình đang "sở hữu" bao nhiêu nhà ? Bảo là "dân nghèo" mà sao có tiền xây nhà dữ vậy ? 200 ngôi nhà này mới là số bị "phá dỡ" thôi chứ chưa phải là đã xử lý hết!!!

Mà sao 89 hộ dân này biết CẤM mà vẫn làm ? Bởi rõ ràng "chi phí đền bù" đối với đất đang có NHÀ Ở thì sẽ cao hơn là ĐẤT KHÔNG NHÀ!.

Có người bảo đây là "Đất Giáo xứ nhượng lại cho UBND", người đó trích hàng loạt văn bản UBND TPHCM giao đất cho Bưu Điện Thành phố, rồi chuyển cho UBND Quận Tân Bình... thế nhưng lại không đưa nổi cái gì chứng minh "đất giáo xứ nhượng cho UBND", trên thì trích hàng tá văn bản của chính quyền, dưới thì không trích gì của Giáo xứ. Kiểu như đánh lận con đen, khiến người đọc đọc đoạn trên thấy dẫn chứng đầy đủ cứ thế là tin luôn đoạn dưới!!!

Nói tóm lại, "nhượng hay không" thì rõ ràng 89 hộ dân và 200 căn nhà trên "vườn rau" kia là đang VI PHẠM PHÁP LUẬT!



3. Dư luận "công giáo" và người dân quanh "vườn rau" Lộc Hưng ra sao


Với diện tích 48.000 mét vuông (4,8 ha) Lộc Hưng được gọi là khu đất nằm tiếp giáp quận 10, nằm gần kề các quận Phú Nhận, Bình Tân và hướng đi quận 3. Đây cũng là Giáo xứ Lộc Hưng với nhà thờ Lộc Hưng xây lên đã lâu, với 89 hộ dân Công giáo sống ở đây từ sau năm 1975.

Theo lịch sử thì năm 1954, 30 hộ gia đình Công giáo được Tổng thống Ngụy quyền Ngô Đình Diệm sắp xếp đến khu đất Lộc Hưng sinh sống được chia ra thành một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975, Ngụy quyền giao cho Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn (cũ) đứng tên chủ đất (tức cho không số đất này). Sau ngày 30/4/1975 thì Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn (cũ) đã bị giải tán kể từ ngày Tòa Khâm Sứ Vatican bị đóng cửa.

Ngày 12/10/1991, Ban Quản lý ruộng đất TP. HCM ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện Thành phố, với diện tích 4ha089. Sau đó, UBND TP. HCM có Quyết định số 7564/QĐ-UB ngày 15/11/2001 giao đất cho Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành, và Quyết định số 8220/QĐ-UB ngày 06/12/2001 giao đất Bưu điện Thành phố để đầu tư hạ tầng khu nhà ở dân dụng và nhà ở cán bộ, công nhân viên của Bưu điện tại Phường 6, quận Tân Bình.

Ngày 25 tháng 4 năm 2008, UBND TP.HCM có Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất này, giao cho UBND quận Tân Bình thực hiện Dự án công trình công cộng, và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và của quận Tân Bình.

Ngày 28 tháng 8 năm 2009, UBND quận Tân Bình ban hành Quyết định số 1007/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu công trình công cộng Phường 6, KHÔNG CÓ CHỨC NĂNG Ở. Ngày 10/01/2013, Văn phòng UBND TP.HCM có Thông báo số 20/TB-VP về kết luận của Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân, có nội dung chấp thuận cho UBND quận Tân Bình lập Dự án đầu tư xây dựng Trường học công lập tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình.

Kể từ khi có Quyết định này thì việc "đền bù" (tiền) đối với 89 hộ dân khi được xử lý theo hướng lấy "Giá nhà nước đền bù cho xây dựng công trình công cộng", tức là rẻ hơn rất nhiều so với đền bù xây Chung Cư, chưa kể từ trước 2009 đến 2010 thì 89 hộ dân Công giáo đã thay nhau bán thửa đất của họ hàng trăm lần cho nhiều cò đất, dân BĐS để kiếm lời nhưng hàng trăm biên bản phạt te tua mấy tay Chủ đầu tư kia vì tội Xây Dựng Trái Phép đã được ban hành... Và cũng từ đó 89 hộ dân kia bắt đầu tự gọi bản thân là "Dân Oan Công Giáo"... quái nhỉ ? Xây TRƯỜNG HỌC chứ chả phải bán nền, phân lô mà họ cũng phản đối là sao ?"... Còn về phía những người dân Công giáo khác sống ở Tân Bình thì họ rất vui mừng vì sẽ có 01 CỤM TRƯỜNG HỌC tốt cho con em họ...có điều phải đến tận 10 năm sau, Chính quyền mới có thể bắt đầu thực hiện, mấy thế hệ con em Công giáo Tân Bình đã phải mòn mỏi chờ cái CỤM TRƯỜNG hết năm này qua năm khác, chỉ vì lòng tham của 89 hộ dân cùng Đạo với họ không chịu thừa nhận cái sai.

Ngày 21/7/2015, UBND TP.HCM có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 508/UBND-QLDA-M về Dự án xây dựng cụm TRƯỜNG HỌC đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình theo hình thức đối tác Công – Tư (hợp đồng BT).

***** Như vậy, căn cứ theo các điều Luật và Văn bản pháp luật cũng như việc cái HĐ quản trị Công giáo đã bị GIẢI THỂ kia thì khu "vườn rau" Lộc Hưng này trên thực tế sau năm 1975 cho đến 1991 là không thuộc quyền sở hữu của ai khác ngoài CHÍNH THỂ CHXHCN VIỆT NAM, đến năm 1991 thì chủ sở hữu của nó hiện nay là UBND quận Tân Bình, còn trước đó "vườn rau" này cũng không thuộc quyền quản lý của Ngụy quyền VNCH mà đã được chế độ này "chuyển nhượng" cho Giáo hội Công giáo Sài Gòn (tức là cho không Công giáo, đất Việt Nam mà cho không 01 đạo nào đó để thành khu tự trị ấy), sau này mọi giấy tờ cũng như các cơ quan, tổ chức tôn giáo này đều bị xóa sổ và không còn giá trị pháp lý nào.

Ngoài ra, theo tin tức nắm được thì quanh "vườn rau" Lộc Hưng này có đến hàng chục Nhà thờ, đạo họ, giáo xứ nhưng khi xảy ra chuyện thì ngay chính Giáo xứ Lộc Hưng cũng không có 01 chút động thái nào, ngay cả Dòng chuyên chống đối như Dòng mến thánh giá và các Giáo xứ, giáo phận khác trên toàn quốc hầu như đều IM PHĂNG PHẮC, lý do là vì sao: "Đơn giản là vì các Giáo xứ, Giáo phận, dòng, giáo họ" biết rõ rằng khu đất ấy chả có giấy tờ nào chứng minh 89 hộ dân Công giáo kia có quyền sở hữu hay quản lý, sử dụng; đó là chưa kể, "vườn rau" ấy trước giờ chẳng chia chút lộc gì cho các nơi".

Tóm lại đơn giản dễ hiểu thì khu đất được nói đến từ lâu là đất công, đã được chính quyền Tp Hồ Chí Minh quy hoạch xây dựng TRƯỜNG HỌC. Trong khi việc sử dụng khu đất theo mục đích quy hoạch chưa diễn ra thì một số hộ dân đã ra trồng rau để tự cung tự cấp. Và, lợi dụng sự buông lỏng, sơ hở của chính quyền trong quản lý họ đã đua nhau xây luôn cả nhà ở, nhà trọ khi chưa có giấy phép. Chưa kể nơi đây còn chứa chấp 01 số đối tượng nhiễm HIV, đối tượng chống phá Nhà nước đã và đang đi tù như: "Nguyễn Viết Dũng , Bùi Hiếu Võ, Phan Kim Khánh, Nguyễn Văn Hải,...

Câu chuyện cứ dùng dằng giữa hai bên khi chủ thể sở hữu đất thì chưa sử dụng, còn chủ thể chiếm dụng đất thì cứ cho đó là đất sở hữu của mình. Mọi việc chỉ thực sự rõ ràng khi chính quyền triển khai giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây trường. Và khi sự thuyết phục, vận động không đi đến đâu, các hộ dân chiếm dụng đất không thực hiện, còn thách thức, mượn danh Đức Chúa, Đức Mẹ tụ tập gây cản trở giao thông, dùng loa phóng thanh hô hào, kích động bà con giáo dân xuống đường biểu tình (nhưng bà con giáo dân quanh đó chỉ thấy phiền chứ chả thèm nghe theo).

Khi câu chuyện được nói ra từ những người chiếm dụng đất trái phép thì thật dễ hiểu, nó đã bị bóp méo và biến tướng. Và để duy trì lợi quyền của mình, họ sẵn sàng tung tin, dựng chuyện đặt điều, biến sự việc từ một hoạt động không mang màu sắc chính trị trở nên chính trị. Yếu tố tôn giáo đã được huy động để làm lớn sự việc.

Sự việc chỉ có thế. Lí do cốt yếu và cơ bản ở đây vẫn là lòng tham, sự bất chấp pháp luật của những người dân liên quan, người đứng ra phản đối việc cưỡng chế, thu hồi mặt bằng tại đây. Đấy cũng là nguyên nhân căn bản để những kẻ đục nước béo cò dễ bề thao túng và đẩy sự việc ra xa so với quỹ đạo thường thấy.




Hình ảnh người dân Công giáo sống xung quanh "vườn rau" Lộc Hưng RẤT THẢN NHIÊN đứng xem cảnh "cưỡng chế". Không có sự xô xát, cũng chả có hành động bạo lực nào. Hãy đặt câu hỏi xem 01 khu địa bàn 98% toàn dân Công giáo với hàng chục Nhà thờ... tại sao không một ai phản đối việc làm của UBND mà chỉ có 89 hộ dân sống "vô pháp luật" trên "vườn rau" đó suốt ngày la hét từ năm 2009 đến nay!

P/s: Có vẻ những Giáo xứ, Giáo phận Công giáo từ bắc chí nam nào đang "hot" lên vấn đề chống lại các mệnh lệnh hành chính với Chính quyền Nhân dân đều có chung 01 đặc điểm đó là "KHÔNG THÍCH CHO CON CÁI ĐI HỌC, VÀ KHÔNG ĐỒNG Ý XÂY TRƯỜNG HỌC"!

Nguồn: Bão lửa

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

NHẬT KÝ PHÓNG VIÊN BÁO MẠNG

Ngày... Sáng nay lên tòa soạn đưa cho lão trưởng ban bài viết "Báo động tình trạng ly hôn của phụ nữ nông thôn". Chưa kịp xem nội dung, lão trợn mắt nói "Đặt cái tít như này đéo đứa nào nó đọc. Nghĩ tít khác xem nào!"

Xuống phòng lễ tân ăn điếu thuốc, tranh thủ nghĩ cái tít kêu kêu luôn. Mải ngắm vếu mấy em cộng tác viên quên bố mất, lát sau mở máy tính ra đã thấy bài mình chễm chệ với quả tít:

"Vợ kêu oai oái đòi ly hôn vì của quý của chồng to vật vã".

Mẹ, cái gì thế này? Lão trưởng ban cười như ma làm trong điện thoại "Chú thấy trình độ giật tít của anh chưa? Đấy, báo chí hiện đại là phải hay ngay từ cái tiêu đề".


Ngày... Thư ký tòa soạn vẫy vẫy tay bảo "Ê chú viết một bài vụ con Midu cướp chồng của vợ thằng Hoành kim cương đi, viết đi". Mình bảo dạ, Midu là đứa nào? Hoành kim cương là thằng nào? Thư ký nói thì anh cũng biết đéo chúng nó là bọn nào, nhưng lướt báo mạng thấy chúng nó xôn hết cả xao. Chú tìm hiểu đi, tít thì anh giật sẵn đây rồi. Mình hỏi cho em xem cái tít phát để định hướng bài viết.

Lão bảo đây này, tít đây này "Rộ tin đồn Hoành kim cương mua xi líp 60 ngàn đô tặng Midu". Mình nói ơ, tin đâu ra đấy, nhỡ không đúng chúng nó kiện phát chết cụ em? Thư ký tòa soạn bảo, yên tâm, anh đã cẩn thận viết "rộ tin đồn", tin đồn thì biết đéo đứa nào đồn. Chúng có thể là bà bán chè chén đầu ngõ, anh xe ôm nghiện thuốc lào, chị cave yêu nghề, vân vân và vân vân. Ta cứ nhét chữ vào miệng bọn nó rồi bảo "theo nguồn tin từ quần chúng nhân dân" là xong cấm cãi. Viết đi, chiều anh cho đăng luôn.


Ngày... Mất điện. Leo 1938 bậc cầu thang, đầu gối củ lạc đang run như cầy sấy thì trước mặt lại là lão nhạc sỹ hấp hấp đến gửi sáng tác mới nhờ đăng. Mình muốn tránh mà đéo được, lão túm ngay cổ, lôi trong ca táp ra tập giấy A4 bảo "Đăng anh bài này phát, mẹ, hay lắm. Để anh hát chú nghe, đảm bảo chú nổi da gà luôn cho coi". Nói xong trương gân cổ hát ồ ồ như nghệ sỹ Quang Thọ đang trình diễn tuyệt phẩm "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ". Mình nghe như đàn gảy tai trâu, nói thôi em thẩm xong rồi. Công nhận hay, hay lắm anh ạ!

Nhạc sỹ thiên tài chép miệng, vỗ vai mình cái bộp nói: "Đã nói mà, nhạc anh chỉ có đỉnh của đỉnh. Anh thật, anh mà đứng thứ hai thì đéo ai dám đứng thứ nhất, kể cả Phó Đức Phương, Dương Thụ lẫn Thanh Tùng. Đăng cho anh cái nhá"! Mình cười như mếu bảo ối anh ơi, báo em chủ yếu cướp, giết, hiếp... đưa nhạc của anh lên e không được trữ tình lắm anh ạ. Mà nhạc là phải cao độ, cường độ, trường độ, âm tiết, âm sắc...cái đấy anh mang lên đài tiếng nói VN gửi giúp em nhé, bên đó họ chuyên hơn. Nói xong cắm cổ lủi một mạch. Sau lưng, lão càm ràm chửi loạn lên: "Mẹ cái bọn đéo biết thưởng thức âm nhạc, lũ đầu đất!".

Ngày... Tòa soạn cử đi viết bài về nạn mại dâm ở Đồ Sơn. Tắm biển xong anh em làm chầu bia, đĩa ghẹ lai rai. Lúc vào phòng khách sạn, em cave tên Na hỏi anh làm nghề gì? Mình bảo phóng viên đi thực tế. Xong việc, Na nói "Về nhà anh có dám viết anh "đi" với em không? Hay lại "tôi bảo hôm nay anh mệt rồi cáo lui"?

Mình bảo điên à, cái gì ra cái nấy. Viết thế đéo ai người ta duyệt cho. Na nói các anh toàn bọn đạo đức giả. Mình véo đùi non Na nói em ơi, có những sự thật nó trần trụi lắm em ơi. Bọn anh nhiều khi chỉ nói nửa sự thật thôi đã chết mẹ rồi!

Ngày... Mình chuyển nghề được 2 tuần. Chiều chiều vác bàn ghế ra ngõ ghi đề. Cái nghề này bút sa gà chết đéo bịa như nghề báo được.

Haizz!

#mytan

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

VƯƠN LÊN SAU LẦM LỖI

Chưa đến 30 tuổi, Trần Hữu Quân (thôn Lập Thành, xã Ia Yok, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã phải 2 lần vào tù vì tội “Trộm cắp tài sản” và “Gây rối trật tự công cộng”. Sau khi ra tù, được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và bà con làng xóm, anh đã vượt qua mặc cảm, quyết tâm đoạn tuyệt với quá khứ lầm lỗi để làm lại cuộc đời.


Chúng tôi đến nhà đúng lúc anh Quân đang kéo ống để tưới cho rẫy cà phê của gia đình. Rửa tay rót nước mời khách rồi anh kể cho chúng tôi về quãng đời lầm lỗi của mình. Câu chuyện đôi lúc bị nghẹn lại, dường như anh vẫn chưa hết ân hận với những lỗi lầm của mình trong quá khứ. Quân kể, năm 2005, khi vừa bước sang tuổi 22, anh bị kết án 3 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”. Chấp hành xong án phạt tù, mặc dù được chính quyền địa phương, gia đình, bà con lối xóm hết lòng động viên, giúp đỡ nhưng Quân vẫn chứng nào tật nấy. Năm 2010, Quân tiếp tục bị Công an bắt rồi bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Vào tù lần thứ 2, Quân mới bắt đầu ân hận về những tội lỗi mà mình đã gây ra. Quyết tâm phấn đấu cải tạo, anh đã được giảm án và ra tù trước thời hạn 5 tháng. Trở về địa phương với 2 tiền án, con đường làm lại cuộc đời của Quân không đơn giản. Nhưng nhờ sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương, gia đình, làng xóm, anh dần hòa nhập với cuộc sống. Nhất là sau khi kết hôn, rồi sinh con, anh càng quyết tâm làm lại cuộc đời. “Trước đây, tôi cũng có nhiều lỗi lầm. Nhưng giờ tôi đã suy nghĩ lại và tính toán đường làm ăn để nuôi gia đình, vợ con”.

Quyết tâm làm lại cuộc đời, sẵn đất vườn, rẫy của gia đình, anh bắt tay vào phát triển kinh tế. Hiện tại, anh đang trồng 1,5 ha cà phê, 500 trụ hồ tiêu xen canh bơ, sầu riêng. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn cây luôn đạt năng suất cao. Nguồn thu nhập hàng năm của gia đình đạt trên 200 triệu đồng. Với mức thu nhập ổn định này, gia đình anh đã xây được ngôi nhà khá khang trang.

Là người nắm rất rõ quá khứ lầm lỗi và cả chặng đường vươn lên sau này của anh Quân, ông Bùi Văn Sáng-Trưởng Công an xã Ia Yok-cho biết: Anh Quân trước đây có lầm lỡ và đã bị pháp luật xử lý. Khi ra tù về địa phương, được sự quan tâm, động viên của chính quyền, anh đã dần thay đổi. Ngoài ra, anh cũng được hỗ trợ vay vốn để phát triển kinh tế. Hiện tại, kinh tế gia đình anh khá ổn định. Bà con xung quanh cũng quý mến anh.

Minh Thoan – Phương Lộc

Nguồn: Baogialai.com.vn

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

THẤY GÌ SAU PHONG TRÀO ÁO VÀNG TẠI PHÁP?

"Chúng tôi muốn có một Chính phủ như Việt Nam” được cho là câu trả lời đầy bất ngờ của những người giương cao lá cờ Việt Nam trong đoàn người biểu tình tại Pháp với mong muốn có một chính phủ thực sự vì dân như ở Việt Nam.

Người Pháp giương cao lá cờ Việt Nam như một biểu tượng của lòng quả cảm chống bất công, bóc lột, sự bình đẳng, ấm no và hạnh phúc. Vậy mà, không ít kẻ khoác áo “dân chủ” trong nước lại đang lăm le tìm mọi cách để lật đổ chính quyền đẩy đất nước vào cảnh hỗn loạn như Pháp hiện nay.

Xuất phát từ phong trào phản đối chính sách tăng giá nhiên liệu của chính phủ, cuộc biểu tình của những người “Áo vàng” đã khắc họa một nước Pháp bị chia rẽ sâu sắc với các cuộc bạo loạn vô cùng nghiêm trọng kéo dài suốt thời gian qua.


Thành Paris khói lửa ngút trời, khu vực Khải Hoàn Môn như vùng chiến sự. Tính đến thời điểm này ít nhất 682 người đã bị bắt giữ, 263 người bị thương Máu và nước mắt của những người vô tội nơi đây có lẽ sẽ còn rơi khi thảm kịch này vẫn chưa có dấu hiệu dừng. Đáng chú ý là trong dòng người xuống đường tại Pháp người ta bất ngờ thấy hình ảnh những lá cờ Tổ quốc của Việt Nam trên tay người dân Pháp và câu trả lời thật bất ngờ!!!.

“Áo vàng” – họ là ai?

Áo vàng, trước hết là một phong trào phản kháng của nhân dân. “Áo vàng” là quy tụ của rất nhiều tầng lớp: người lao động lương thấp, hợp đồng ngắn, người về hưu bị tăng CSG (tiền đóng góp xã hội), công nhân đường sắt đang bị đe dọa sa thải, học sinh- sinh viên phản đối tăng học phí và đòi cải cách đầu vào Đại học.


Khi chính phủ Pháp đưa ra chính sách tăng thuế đánh vào xăng dầu, mà mục đích là để có thêm tiền tài trợ cho chiến lược dài hơi về chuyển đổi sang các ngành năng lượng xanh, họ không ngờ rằng chỉ vài chục cent tăng lên trên mỗi lít nhiên liệu lại đủ để làm tràn cả ly nước giận dữ.

Tất cả những mặc cảm, bức xúc, giận dữ… đó không phải do vị Tổng thống trẻ Emmanuel Macron tạo ra mà là tích góp bao năm qua từ các đời Tổng thống trước đó của các ông Chirac, Sarkozy, Hollande. Chỉ có điều, thái độ cứng rắn của ông Macron, đã khiến mọi thứ dần vượt tầm kiểm soát.

Điệp khúc “chúng tôi sẽ không từ bỏ mục tiêu” mà các ông Macron, Édouard Philippe… nhắc đi nhắc lại trong những ngày qua bị xem như là lời thách thức đầy khinh miệt với phong trào phản kháng, mà về sâu xa là xuất phát từ những bức xúc và đòi hỏi chính đáng của một lượng lớn người dân Pháp. Để rồi hiện tại thì tất cả được dịp bùng nổ.

“Chúng tôi muốn có một Chính phủ như Việt Nam”


Được biết, chia sẻ trên là câu trả lời đầy bất ngờ của những người giương cao lá cờ Việt Nam trong đoàn người biểu tình tại Pháp với mong muốn có một chính phủ thực sự vì dân như ở Việt Nam. Một quốc gia mà trong quá khứ đã từng là thuộc địa của Pháp. Và giờ đây đất nước, con người Việt Nam đã trở thành biểu tượng của lòng quả cảm trong những năm kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ xâm lược.

Để thấy trong khi người Việt trên khắp mọi miền đất nước vẫn sống yên bình trong một đất nước an toàn, ổn định chính trị nhất nhì thế giới thì người Pháp đã thực hiện đầy đủ combo đột phá + cướp bóc khắp mọi nơi. Paris xịn hiện đang chìm trong biển lửa trong khi Paris replica ven sông Hồng, người dân vẫn ngủ ngon lành.

Đến đây có thể hiểu người Pháp giương cao lá cờ Việt Nam như một biểu tượng của lòng quả cảm chống bất công, bóc lột, sự bình đẳng, ấm no và hạnh phúc. Vậy mà, không ít kẻ khoác áo “dân chủ” trong nước lại đang lăm le tìm mọi cách để lật đổ chính quyền đẩy đất nước vào cảnh hỗn loạn như Pháp hiện nay. Thật may vì cho đến thời điểm này thì tất cả những âm mưu, thủ đoạn và hành động của chúng đều bị đập tan.


Không khó để nhìn sang các nước Trung Đông, Bắc Phi khi các cuộc biểu tình đường phố đã biến thành bạo lực dưới chiêu bài dân chủ. Những chính thể mới lên nắm quyền không những không hiện thực hóa được hy vọng của người dân về “Bánh mì, tự do và công bằng xã hội” mà còn làm cho kinh tế sa sút, an ninh bất ổn.

Vậy mà tụi 03 sọc cứ rêu rao "cả thế giới tẩy chay cộng sản". Thật quá đỗi nực cười.

@giaidocthongtinxuyentac

QUY ĐỊNH KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý GHI ÂM, GHI HÌNH TẠI PHÒNG TIẾP DÂN LÀ ĐÚNG HAY SAI?

Vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Thành phố. Nội quy kèm theo Quyết định số 12 có một quy định, đối với công dân khi đến Trụ sở Tiếp công dân Thành phố làm việc “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” bị một số báo chí đưa tin, bình phẩm, đặt nghi vấn về việc “Hà Nội có được 'cấm' công dân ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp dân?” (Báo Mới), “Tranh luận quy định về ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp dân ” (Thanh Niên), với đặt nghi vấn quy định này gây nhiều tranh cãi, lo ngại ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Thậm chí luật sư Lê Văn Luân quy kết quy định này là “vi hiến”, là vi phạm quyền giám sát bằng lập luận rằng “Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp quy định rõ vấn đề quyền giám sát của công dân và các cán bộ, công chức, viên chức phải lắng nghe và chịu sự giám sát của nhân dân. Lập tức bài viết của luật sư Lê Văn Luân cũng như RFA Việt Ngữ được giới dân chủ vào ủng hộ và công kích chính quyền Hà Nội lo sợ bị dân tố giác sai trái, muốn được thoải mái “hiếp dân” nên mới đưa ra “nội quy” này. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, cán bộ tiếp dân cũng là con người, được quyền tôn trọng, có quyền bảo vệ hình ảnh cá nhân theo luật pháp Nhà nước.


Vậy việc ban hành các quy định này là đúng hay sai và thực hư thế nào về những dư luận vừa qua nhất là đối với ý kiến của luật sư Lê Văn Luân.

Xin thưa, việc ban hành quy định này không có gì là sai cả. Tiếng kẻng xin viện dẫn những lý do sau:

VỀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Thứ nhất, việc tiếp công dân được quy định nhằm tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân về các vấn đề gây bức xúc trong dư luận quần chúng, tiếp nhận những tâm tư nguyện vọng của người dân đến các cấp chính quyền. Đồng thời cũng là một kênh để người dân thể hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội một cách trực tiếp đến các cơ quan công quyền. Đây là một quyền mà công dân được ghi nhận và đảm bảo thực hiện bởi pháp luật.

Thứ hai, để đảm bảo cho việc tiếp công dân được thực hiện một cách thống nhất, nhất quán, các quyền lợi của người dân được bảo đảm thực hiện ngày 25.11.2013 Quốc hội đã ban hành Luật tiếp công dân trong đó quy định các vấn đề liên quan đến công tác tiếp công dân; trách nhiệm, quyền hạn của các cán bôn, cơ quan trong việc tiếp công dân; cũng như các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quy trình tham gia các buổi tiếp công dân tại trụ sở. Trong đó:

- Tại điểm d khoản 2 Điều 7 quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có nội dung quy định họ phải: “Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân”. Như vậy bên cạnh các quyền mà công dân được đảm bảo thực hiện khi đến trụ sở tiếp công dân thì họ cũng phải đảm bảo tuân thủ đúng các nội quy, quy định tại trụ sở tiếp công dân các cấp.

- Tại khoản 6 điều 12 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh”; khoản 6 điều 13 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện”. Như vậy có thể hiểu, nội quy, quy định tại các trụ sở tiếp dân ở các cấp do người đứng đầu của đơn vị đó xây dựng, ban hành xem xét dựa trên các điều kiện tại địa phương tuy nhiên vẫn đảm bảo cho các quyền của công dân khi đến trụ sở tiếp dân được thực hiện đầy đủ.

VỀ THỰC TIỄN

Thực tế, không chỉ Hà Nội mới có quy định này. Như chính báo chí đã đưa, trao đổi với PV Dân trí chiều 7/1, ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) cho biết, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng ban hành quy định không được quay phim, chụp ảnh tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương khi chưa được sự đồng ý của người phụ trách trụ sở. “Quy chế này thực ra có từ lâu rồi”-ông Điệp nói. Nhiều trụ sở tiếp dân ở địa phương và cơ quan Nhà nước khác cũng có quy định tương tự. 

Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương cho biết thêm "Khi bà con xin phép ghi âm, ghi hình thì cứ cho chứ có sao đâu. Nhưng mà cho với mục đích xây dựng, cùng với nhau hợp tác để cùng giải quyết công việc chứ không phải cứ đến cổng là lập tức đưa máy lên quay hết mọi thứ mà không tập trung vào mục đích chính của mình. Gây mất thời gian của công dân khác, ảnh hưởng tới Trụ sở”.

Hơn nữa, Luật pháp nhiều nước có quy định tương tự, xin ví dụ luật của Mỹ “Laws differ in the United States on how many parties must give their consent before a conversation may be recorded. In 38 states and the District of Columbia, conversations may be recorded if the person is party to the conversation, or if at least one of the people who are party to the conversation have given a third party consent to record the conversation. As of 2010, in California, Connecticut, Delaware, Florida, Illinois, Maryland, Massachusetts, Nevada, New Hampshire, Pennsylvania, Vermont, and Washington State, the consent of all parties of the conversation must be obtained in order to record a conversation. In Canada, telephone calls may be recorded without a court order if one of the parties to the call consents to the recording. It is to a judge's discretion as to whether or not to admit the recording into evidence if both parties are not aware of the conversation having been recorded.” (Tạm dịch: Các văn bản luật khác nhau ở Hoa Kỳ quy định số lượng các bên phải đồng ý trước khi cuộc trò chuyện có thể được ghi lại. Ở 38 tiểu bang và Quận Columbia, các cuộc hội thoại có thể được ghi lại nếu người đó tham gia cuộc trò chuyện hoặc nếu ít nhất một trong những người tham gia cuộc trò chuyện đã đồng ý cho bên thứ ba ghi lại cuộc trò chuyện. Kể từ năm 2010, tại California, Connecticut, Delkn, Florida, Illinois, Maryland, Massachusetts, Nevada, New Hampshire, Pennsylvania, Vermont và Washington State, phải có sự đồng ý của tất cả các bên của cuộc trò chuyện để ghi lại cuộc trò chuyện. Ở Canada, các cuộc gọi điện thoại có thể được ghi lại mà không có lệnh của tòa án nếu một trong các bên tham gia cuộc gọi đồng ý ghi âm. Theo quyết định của thẩm phán về việc có hay không thừa nhận việc ghi âm thành bằng chứng nếu cả hai bên không biết về cuộc trò chuyện đã được ghi lại).

Rõ ràng, quy định của UBND Hà Nội và các văn phòng tiếp dân khác hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực quốc tế về luật pháp và nhân quyền. Còn việc lợi dụng quy định để xuyên tạc luật pháp, vu cáo chính quyền như lối hành xử của ông luật sư Lê Văn Luân cần xem xét khả năng nhận thức/đọc hiểu pháp luật cũng như thái độ chính trị của ông này.

Nguồn: Loa phường và LOXEBEN

#lecuong

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

TẠI SAO VIỆT NAM CÓ THỂ TỒN TẠI NHIỀU NGHÌN NĂM BÊN CẠNH MỘT "ĐẾ QUỐC" TRUNG HOA HÙNG MẠNH ?

1- Quan hệ Việt – Trung, Ân và Oán
Đầu năm 2012, Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã đăng bài nghiên cứu phản biện sắc bén của Tiến Sĩ Vũ Cao Phan. Bài viết này đã lược lại lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ hàng nghìn năm nay và phân định khá rạch ròi đâu là ÂN, đâu là OÁN. Cổ nhân có câu "Ân đền oán trả". Truyền thống của người Việt Nam nói chung (đa số, không phải thiểu số) là "ân đền". Coi việc "đền ơn" như một nghĩa vụ của lòng nhân. Nhưng người Việt Nam không hiểu hai từ "Oán trả" theo cách hiểu của người Trung Quốc. Người Trung Quốc có câu: "Oan oan tương báo" có nghĩa là "lấy oán trả oán". Người Việt Nam có truyền thống "lấy ân báo oán, oán tất tan". Điều đó đã được Nguyễn Trãi tổng kết trong "Cáo Bình Ngô": “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn Đem chí nhân để thay cường bạo”. Trong lịch sử hơn 4.000 năm quan hệ giữa hai dân tộc, Trung Quốc đã gây ra 13 cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn và hàng trăm vụ khiêu khích, xâm lấn khác đối với Việt Nam. Và tất cả đều bị đánh bại, không sớm thì muộn. Mỗi lần tống tiễn xong những người khách không mời đến từ phương Bắc, người Việt Nam lại "trải chiếu hoa" đón tiếp sứ giả, cho sứ thần sang phương Bắc triều cống, tái kết hòa hiếu, lập lại quan hệ hòa bình giữa hai dân tộc. Điều đó không chỉ là chuyện "lấy ân báo oán, oán tất tan" mà còn là cách tồn tại của một dân tộc nhỏ nhưng vừa bất khuất, kiên cường, vừa mềm dẻo, giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ một cách khéo léo bên cạnh một nước lớn khổng lồ vào bậc nhất thiên hạ.


Để giữ được nước thì nhiệt huyết, đức hy sinh, ý chí xả thân và vũ khí hiện đại là chưa đủ. Phải có cả sự khôn ngoan, khéo léo, lựa thời chọn thế, biết mình biết người thì mới bảo vệ chắc chắn chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển và hải đảo của Tổ Quốc. Một trong những nét đặc sắc của sự khôn khéo của tiền nhân trong ứng xử với Trung Quốc là bên cạnh những cuộc Nam chinh xâm lược của Trung Quốc, trong lịch sử đã có nhiều giai đoạn hai dân tộc đã từng giúp đỡ nhau chống ngoại xâm, từng nương tựa vào nhau để tồn tại. Điều này có vẻ vô lý khi hình dung một quốc gia bé xíu như Việt Nam có thể giúp đỡ được người khổng lồ Trung Quốc. Tuy nhiên, đó lại là những sự kiện đã được lịch sử ghi lại bằng văn tự, di tích, lễ hội hoặc qua văn chương truyền miệng. Sau đây là một vài ví dụ tiêu biểu.

- Lý Ông Trọng: Vào thế kỷ thứ I trước Công nguyên, dưới thời trị vì của An Dương Vương, Lý Ông Trọng (tên thật là Lý Thân), người làng Chèm, một danh tướng người Việt đã được triều đình Âu Lạc cử sang giúp nhà Tần chống quân xâm lược Hung Nô. Đại Việt sử ký toàn thư thì chép rằng: Từ lúc ít tuổi, ông đến hương ấp làm lực dịch, bị trưởng quan đánh, bèn bỏ sang nước Tần, làm quan đến chức Tư lệ hiệu úy. Sách “Việt sử tiêu án” và sách “Việt điện u linh” cũng chép sự kiện này. Đền thờ Lý Ông Trọng được xây dựng từ năm 603 ở làng Chèm, nay thuộc phường Thụy Phương, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ngọc Phả của đình Chèm cũng chép rõ công tích của ông. Lễ hội tưởng nhớ ông được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch hàng năm.

- Nhà Trần cự tuyệt việc cho quân Nguyên – Mông mượn đường đánh Tống. Giữa thế kỷ XIII, Đế quốc Mông Cổ xâm lược và chiếm đóng nhiều quốc gia từ Á sang Âu và chuẩn bị đánh chiếm phía Nam Trung Quốc (Nam Tống). Hãn Mông Kha (Mongke) cử tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqatai) chiếm Đại Lý (Vân Nam) và đề nghị nhà Trần của Việt Nam cho mượn đường đánh tập hậu nhà Nam Tống. Triều đình nhà Trần thấy rõ kế “mượn đường diệt Quắc” của quân Nguyên nên cự tuyệt, bất chấp sự đe dọa “làm cỏ nước Nam” của tướng giặc. Ngày 17 tháng 1 năm 1258, quân Mông Cổ phát binh đánh Việt Nam từ hướng Vân Nam. quân đội nhà Trần dù phải bỏ Thăng Long nhưng kiên quyết kháng cự. Ngày 28 tháng 1 năm 1258, quân đội nhà Trần phản công, chỉ 10 ngày sau đã đánh đuổi quân Nguyên khỏi Đại Việt. Trong cuộc chiến này, Đại Việt vừa tự bảo vệ mình, đồng thời cũng là bảo vệ sườn phía Nam cho Trung Quốc.

- Tướng Tống và binh sĩ người Hoa trong quân đội nhà Trần. Năm 1278, quân Nguyên Mông đánh chiếm toàn bộ Trung Quốc. Hoàng tộc nhà Tống nhảy xuống biển tự tử. Nhà Tống diệt vong. Tuy nhiên, một đạo quân Tống hơn 1.000 người do tướng Triệu Trung cầm đầu đã đào thoát sang Đại Việt, được Trần Nhật Duật thu nạp và đưa về Thắng Long. Ngày 21 tháng 7 năm 1284, quân Nguyên do thái tử Toghan (Thoát Hoan) chỉ huy xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Tướng quân Nguyên Sogetu (Toa Đô) sau khi bình định Chiêm Thành ở phía Nam cũng tấn công ra Châu Hoan, Châu Ái. Hai đầu Đại Việt đều có giặc. Trong các trận phản công chiến lược của quân đội nhà Trần ở Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, đội quân của Triệu Trung đã góp phần làm nên chiến thắng của quân đội nhà Trần và giải phóng Thăng Long. Quân Nguyên – Mông phải triệt thoái khỏi Đại Việt sau gần một năm chiến tranh. Sau này, không thấy sử sách chép thêm về tướng Triệu Trung và đội quân của ông. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, họ đã định cư ở Đại Việt và được Việt hóa.

- Lưu Vĩnh Phúc. Năm 1864, Nhà Thanh với sự trợ giúp của quân đội Anh, Mỹ và Pháp đã dẹp tan khởi nghĩa “Thái bình thiên quốc”. Triều đình nhà Thanh đã “bán đất cầu an”. Các thế lực đế quốc phương Tây bắt đầu xâu xé Trung Quốc. Một viên tướng trong quân đội Thái Bình Thiên Quốc là Lưu Vĩnh Phúc dẫn theo 200 lính Trung Quốc chạy sang Đại Nam (quốc hiệu Việt Nam đời Minh Mạng). Triều đình nhà Nguyễn thu nạp viên tướng này, cho phép tuyển binh ở Việt Nam, lập nên đội quân Cờ Đen có quân số khoảng 600 người. Năm 1869, quân nhà Nguyễn phối hợp với quân Cờ Đen đánh bại quân Cờ Vàng (cũng vốn là di duệ của Thái Bình Thiên Quốc) xâm nhập biên giới Việt Nam ở Lào Cai và Hà Giang. Ngày 19-11-1873, đại úy hải quân Pháp Francis Garnier cầm đầu 171 quân Pháp và hơn 150 quân đánh thuê người Vân Nam tấn công Thành Hà Nội lần thứ nhất. Hà Nội thất thủ, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị thương nặng mà chết. Ngày 18-12-1873, Lưu Vĩnh Phúc dẫn quân Cờ Đen kéo về lập trại ở Phủ Hoài Đức. Ngày 21-12, Francis Garnier dẫn quân Pháp ra cửa Tây thành nghênh chiến, bị quân nhà Nguyễn và quân Cờ Đen mai phục tiêu diệt ở Cầu Giấy. Francis Garnier bị giết. Quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội theo đường thủy rút vào phía Nam. Sau chiến thắng này, Lưu Vĩnh Phúc được thăng lên làm Phó Lãnh binh dưới trướng Hoàng Tá Viêm (có sách chép là Hoàng Kế Viêm). Ngày 23-4-1882, Đại tá hải quân Pháp Henri Rivière cầm đầu 480 lính thủy đánh bộ tấn công thành Hà Nội lần thứ hai. Thành Hà Nội thất thủ chỉ sau vài giờ giao chiến. Tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự tử. Henri Rivière thừa thắng đem quân đánh rộng ra đồng bằng Bắc Bộ, chiếm thành Nam Định và cảng Hòn Gai. Ngày 10-5, Lưu Vĩnh Phúc lại dẫn quân Cờ Đen về đóng ở Phủ Hoài Đức và gửi tối hậu thư thách Henri Rivière giao chiến. Ngày 19-5-1882, Henri Rivière dẫn 500 quân tấn công Phủ Hoài Đức. Quân Cờ Đen và quân nhà Nguyễn lại mai phục tại Cầu Giấy, có trận địa pháo yểm hộ tại Hạ Yên Quyết. Sau ba giờ chiến đấu, quân Cờ Đen và quân Nhà Nguyễn làm chủ trận địa, giết chết Henri Rivière và hơn 50 lính Pháp, 76 tên khác bị thương. Quân Pháp phải rút vào cố thủ trong thành Hà Nội. Sau trận này, Lưu Vĩnh Phúc trực tiếp chỉ huy phòng thủ trong trận Pháp đánh thành Sơn Tây, tham gia phòng thủ thành Hưng Hóa, giao chiến với quân Pháp ở Lạng Sơn và bao vây 1 tiểu đoàn quân Pháp ở Tuyên Quang. Có thể nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ nhất của người Việt Nam đã làm cho Lưu Vĩnh Phúc từ thân phận một tội phạm bị nhà Thanh truy nã trở thành một công thần trong cuộc chiến chống các thế lực thực dân của Việt Nam và Trung Quốc cuối thế kỷ 19.

- Chiến thắng Thập Vạn Đại Sơn. Tháng 4 năm 1949, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vượt sông Trường Giang Nam hạ, liên tiếp đánh bại quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, đánh chiếm Nam Kinh. Theo đề nghị của đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tư lệnh Biên khu Việt - Quế (Quảng Đông - Quảng Tây), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam phái một lực lượng vũ trang sang giúp Trung Quốc chiến đấu để “xây dựng một khu giải phóng ở vùng Ung–Long – Khâm liền với biên giới Đông Bắc ta, thông ra bể, tạo điều kiện khuếch trương lực lượng, đón Đại quân Nam Hạ” (Trích mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 23-4-1949). Chiến dịch “Thập Vạn Đại Sơn” kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1949. Lực lượng của Giải phóng quân Trung Quốc gồm 3 tiểu đoàn địa phương, do đồng chí Trần Minh Giang (Chen Mingjiang) chỉ huy. Lực lượng Việt Nam tham gia chiến dịch gồm một số tiểu đoàn thuộc 3 trung đoàn 28, 174, 95, do đồng chí Lê Quảng Ba chỉ huy. Lực lượng Quốc dân đảng có 5 trung đoàn. Trên hướng Long Châu, bộ đội Việt Nam đánh chiếm Bằng Tường, Thuỷ Khẩu (ngày 12-6), Hạ Đồng (ngày 13-6). Ngày 18-6, Bộ đội Việt Nam đã diệt 1 tiểu đoàn viện binh Quốc dân Đảng từ Long Châu xuống và tiến đánh Ninh Minh. Trên hướng Khâm Châu, trong thời gian từ ngày 3 đến ngày 9-7, liên quân Trung-Việt đánh thị trấn Trúc Sơn (Zhushan) nằm trên đường từ Đông Hưng đến Phòng Thành nhưng không thành công. Ngày 25-7, liên quân Việt - Trung chuyển sang tấn công quân Quốc dân Đảng tại Voòng Chúc, Mào Lênh, tiến sát Phòng Thành. Quân Quốc dân đảng phải rút khỏi các đồn bốt nhỏ, tập trung về bào vệ các thị trấn Long Châu, Nà Lương, Phòng Thành, Đông Hưng. Chiến dịch kết thúc vào tháng 10 khi cánh quân từ phía bắc của Quân Giải phóng Trung Quốc đánh chiếm Nam Ninh. Tại Biên khu Việt - Quế, liên quân Trung - Việt đã chiếm được 10 trên 12 vị trí thuộc 3 huyện Long Châu, Khâm Châu, Phòng Thành, mở rộng vùng giải phóng, tạo điều kiện thuận lợi cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Để ghi công và tưởng nhớ các chiến binh đã tử trận trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn, tại thị trấn Đông Hưng (Trung Quốc) có một đài liệt sĩ trên khắc song song hai hàng chữ Việt – Hán: "Đài kỷ niệm liệt sĩ cách mạng nhân dân Việt – Trung". Trên bệ có khắc một bia bằng tiếng Việt "Nhân dân Việt Nam đời đời nhớ ơn các chiến sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và tình hữu nghị giữa các dân tộc. 1956, Đảng Lao động và Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban hành chính tỉnh Hải Ninh". Hài cốt của các tử sĩ Việt Nam và Trung Quốc được quy tập và chôn cất dưới chân đài. Trong chiến dịch, tại Thủy Khẩu (thị trấn cửa khẩu thuộc huyện Long Châu, Trung Quốc, đối diện cửa khẩu Tà Lùng, Cao Bằng, Việt Nam) diễn ra trận đánh kéo dài 2 ngày đêm của liên quân Trung - Việt chống lại 3 trung đoàn quân Quốc dân Đảng. Trong số những người tử trận có Chủ tịch huyện Long Tân Ngu Khắc Hàn và 22 chiến sĩ Việt Nam. Để tưởng nhớ liệt sĩ của hai nước, Chính phủ Trung Quốc cho quy tập các hài cốt đã an táng tại Khiếu Lâm, La Hồi và Hạ Đồng về Thủy Khẩu, lấy tên là “Nghĩa trang Liệt sĩ Trung Việt tại Thủy Khẩu Long Châu” (龙州水口中越烈士陵园 - Long Châu Thủy Khẩu Trung Việt Liệt Sĩ Lăng Viên). Đây là một trong các địa điểm du lịch của Long Châu.
2- Vì sao nhiều dân tộc bên rìa Trung Quốc đã diệt vong hoặc bị Trung Quốc đồng hóa ?
Hãy thử nhìn lại những dân tộc đã mất đất vào tay Trung Quốc hoặc thậm chí là diệt vong, bị Trung Quốc đồng hóa trong lịch sử:
- Bách Việt: Thời Nhà Tần, Trung Quốc mới chỉ chiếm được một số điểm lẻ tẻ ở phía Nam sông Dương Tử. Có đến 100 tộc người Việt từng tồn tại ở phía Nam sông Dương Tử: Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt, Hồ Việt, Điền Việt, Dương Việt, Cán Việt, Sơn Việt, Ư Việt, Âu Việt, Lạc Việt, Câu Ngô, Dạ Lang .v.v... Thế nhưng đến nay, tất cả đều bị diệt vong. Duy nhất Lạc Việt còn tồn tại và đến nay là Việt Nam. Tại sao vậy ?

- Thổ Phồn (hay Thổ Phiên hoặc Thổ Phiền), một quốc gia Phật giáo từng thống trị Tây Tạng, từng cạnh tranh với Nhà Đường của Trung Quốc. Thổ Phồn khống chế gần như toàn bộ con đường tơ lụa suốt từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX. Đến năm 877 diệt vong và bị sáp nhập vào Trung Quốc. Tại sao vậy ?

- Người Nữ Chân: Từng có triều đại nhà Kim hùng mạnh, thôn tính nhà Liêu, từng đánh bại nhà Tống nhiều lần, thống trị Mãn Châu, từng chịu ách đô hộ của Mông Cổ, từng là nơi phát tích của nhà Thanh. Cuối cùng, bị Hán hóa. Tại sao vậy ?

- Người Tây Khương: Cư trú ở địa bàn miền Tây tỉnh Tứ Xuyên ngày nay, từng bành trướng lãnh thổ ra khắp vùng, uy hiếp nhà Hán. Nhưng cuối cùng vẫn trở thành một tộc người thiểu số và bị sáp nhập vào Trung Quốc. Tại sao vậy ?

- Nhà nước Hung Nô (thường bị nhầm với đế quốc Mông Cổ) từng là một nhà nước hùng mạnh của người Mông Cổ từ thế kỷ III đến thế kỷ IV. Chỉ sau 1 thế kỷ, bị người Hán vừa chia rẽ vừa đồng hóa, bị chia cắt thành hai phần: Nam Hung Nô và Bắc Hung Nô. Năm 431, nhà nước Hung Nô sụp đổ, Nam Hung Nô bị Hán hóa, bây giờ là Khu tự trị Nội Mông. Tại sao vậy ?

- Người Duy Ngô Nhĩ (còn gọi là người Hồi hay Hồi Hột) từng có một Vương quốc Hồi Cốt (Hãn quốc Uyghur) hùng mạng vào thế kỷ thứ VIII, chiếm cứ toàn bộ Mông Cổ và phía Bắc Trung Quốc, uy hiếp nhà Đường. Nhưng chỉ 104 năm sau, đã bị người Hán dùng kế ly gián đánh bại. Hãn Quốc Uyghur diệt vong. Tại sao vậy ?

- Cao Câu Ly (Koguryŏ), vương quốc hùng mạnh nhất trên bán đảo Triều Tiên từ năm 37 TCN và đến năm 668 SCN. Vào thời cực thịnh năm 476, sau nhiều cuộc chinh phạt, lãnh thổ Cao Câu Ly mở rộng ra Đông Mãn Châu và Bắc Nhiệt Hà, Bán đảo Liêu Đông, Bán đảo Sơn Đông. Cuối thể kỷ VII, nhà Đường liên minh với hai vương quốc ở phía Nam bán đảo Triều Tiên là Bách Tế (Baekje) và Tân La (Silla) đánh bại Cao Câu Ly. Mãn Châu rơi vào tay Trung Quốc. Đế quốc Cao Câu Ly sụp đổ và bị Nhà Đường thôn tính. Đến năm 918, nhà nước Cao Ly mới phục hồi và trở thành nhà nước Triều Tiên (Triều đại Chosun) nhưng toàn bộ phần đất phía Bắc sông Áp Lục đã mất về tay Trung Quốc. Tại sao vậy ?

- Đế quốc Mông Cổ: Khét tiếng toàn cầu với hình ảnh”vó ngựa Nguyên – Mông đi đến đâu, cỏ không mọc được đến đó”. Mông Cổ từng xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc, gần như toàn bộ Châu Á, Bắc Tiểu lục địa Ấn Độ và phần phía Đông Châu Âu. Từng thảm bại ba lần tại Việt Nam. Cuối cùng, vẫn bị Trung Quốc Hán hóa gần hết và co lại thành nước Mông Cổ ngày nay trên một vùng đất khô cằn. Có thể nói, chính cuộc xâm lăng của Đế quốc Mông Cổ đã giúp người Hán có được định hình được lãnh thổ Trung Quốc gần giống như ngày nay. Nó chứng minh một chân lý mà Ăng Ghen đã đúc kết: “Kẻ chinh phục bị nền văn hóa của dân tộc bị chinh phục chinh phục lại” Nguyên nhân thì có rất nhiều, bởi lịch sử luôn biến thiên do những cuộc tranh giành quyền lực của nhiều thế lực, nhiều tộc người. Tuy nhiên, có hai nguyên nhân cơ bản: Một là: Sở dĩ Việt Nam còn tồn tại được là vì Việt Nam không tham một tấc đất của Trung Quốc. Cái gì của Việt Nam thì Việt Nam phải giữ và giữ bằng mọi giá, kể cả vùng biển và hải đảo thuộc chủ quyền đã tuyên bố. Cái gì không thuộc về Việt Nam thì Việt Nam không màng đến. Những quốc gia kể trên sở dĩ diệt vong hoặc bị Hán hóa, bị nô dịch bởi nền văn hóa Trung Hoa là do bề dày văn hóa của họ không đủ để đối địch lại với nền văn hóa Trung Hoa, không định hình được bản sắc văn hóa của riêng mình một cách vững chắc (trường hợp Mông Cổ), hoặc tham lam những thứ không phải của mình. Mặt khác, chính bản thân người Trung Quốc cũng từng nhiều lần phải trả giá khi tham lam những thứ không phải của mình mà Việt Nam là một ví dụ điển hình. Hai là: Những dân tộc đã mất một phần lãnh thổ, dân cư hay bị diệt vong bởi tay Trung Quốc đều là những dân tộc mất đoàn kết. Trong lịch sử của mình, người Việt Nam không ít lần bị chia rẽ, mất đoàn kết nên bị Trung Quốc hoặc cường quốc khác đô hộ. Người Việt thấu hiểu bài học đoàn kết dân tộc hơn ai hết. Về hình thức chính trị, sự đoàn kết dân tộc của người Việt tập trung xung quanh chính quyền trung ương, đó là hạt nhân thứ nhất. Nhưng người Việt còn có hạt nhân thứ hai cũng tạo nên sự đoàn kết không kém phần rắn chắc. Đó là mô hình xã hội “cộng đồng làng” với nền “dân chủ bình đẳng làng xã”.

3- “Cộng đồng làng”, “pháo đài phòng thủ” bất khả chiến bại của dân tộc Việt Nam.
Nhiều nhà nghiên cứu sử học, xã hội học Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Anh và nhiều nước phương Tây đã đặt câu hỏi rằng: Tại sao trong suốt 1.000 năm Bắc thuộc, người Việt Nam không bị Hán hóa như nhiều tộc người khác ? Tại sao trong suốt hơn 100 năm đô hộ, người Pháp vẫn không thể Âu hóa được người Việt Nam. Trong suốt nhiều chục năm, họ vẫn đi tìm lời giải đáp.

Mô hình xã hội Việt Nam từ thời cổ đại đến nay có một cấu trúc khá đặc sắc hiếm thấy xuất hiện ở các quốc gia dân tộc khác. Đó là “Cộng đồng làng nghề” (bao gồm cả nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp .v.v…). Ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Bắc Á, mô hình xã hội cơ sở chủ yếu dựa trên điền trang thái ấp. Mô hình này cũng tồn tại khá phổ biến ở nước Nga và nhiều nước Châu Âu. Ở Việt Nam, lịch sử cho thấy mô hình “Điền trang thái ấp” tuy được người Trung Quốc du nhập vào Việt Nam và có thời kỳ được các triều Lý, Trần sử dụng khá phổ biến nhưng nhìn chung, người Việt Nam không chấp nhận mô hình này. Điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa mô hình “Cộng đồng làng” và mô hình “Điền trang thái ấp” chính là sự phân tầng xã hội diễn ra rất hạn chế, làm cho nó có vẻ giống với mô hình “thị tộc” và “bộ lạc” nhưng lại không phải là “thị tộc” và “bộ lạc”.

Trở lại lịch sử, người ta thấy thời Văn Lang – Âu Lạc có một từ khá quen thuộc là “chạ” (chung chạ). Dưới thời An Dương Vương, “chạ” là mô hình tổ chức xã hội cơ sở khá phổ biến xung quanh Kinh thành Cổ Loa. Cho đến nay, nhiều nơi thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ vẫn còn lưu giữ được tục “kết chạ”. Xem xét mô hình “chạ”, người ta thấy nó chính là di duệ của chế độ thị tộc thời nguyên thủy trước khi tiến triển thành một mô hình xã hội lớn hơn là bộ lạc. Ở Việt Nam, thể chế bộ lạc đã ra đời nhưng thị tộc vẫn còn đó. Người ta cũng tìm thấy dấu tích của chế độ mẫu hệ thông qua các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của Hai Bà Trưng với những đội quân mà phái nữ chiếm da số, còn hầu hết tướng lĩnh là nữ. Có nhiều cách lý giải khác nhau. Có giả thuyết rằng đó là do người Hán đã áp dụng chính sách sát phu, hiếp phụ đối với người Việt. Có giả thiết rằng đó là do sự vùng lên đòi lại nữ quyền, lập lại chế độ mẫu hệ.v.v… Nhưng trong những cách lý giải ấy, có một khả năng là chế độ thị tộc mẫu hệ vẫn còn di duệ ở Việt Nam cho đến đầu công nguyên.

Có một điều chắc chắn là tổ chức xã hội kiểu “làng” ở Việt Nam là một kiểu thị tộc thoái hóa. Thị tộc ở Việt Nam không biến mất hẳn như ở hầu hết các tộc người khác mà nó chỉ tích hợp vào nó những yếu tố hiện đại hơn và dần chuyển hóa thành làng. Trong đó, chế độ phụ hệ được du nhập từ Trung Quốc dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ. Một số yếu tố hiện đại về phong tục, tập quán cũng được tích hợp trên cơ sở trao đổi văn hóa giữa các làng với nhau, giữa làng với chính quyền trung ương. Đó là cái cách người Việt Nam tạo dựng mô hình xã hội cho mình mà không phải rập khuôn từ bất kỳ ai.

Trong suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, khi đất nước bị phong kiến phương Bắc đô hộ, chính quyền nằm trong tay ngoại bang nhưng làng thì vẫn là của người Việt Nam. Ở đây có luật lệ riêng (hương ước), có đội quân vũ trang riêng (tuần đinh), có cơ cấu tổ chức quyền lực riêng (việc làng), có bộ máy điều hành riêng (lý trưởng và các chức dịch), có tín ngưỡng riêng (thành hoàng làng), có cơ sở sản xuất (ruộng làng), có công quỹ tài chính riêng (khoán lệ), có hoạt động xã hội cộng đồng riêng (hội làng), có cơ sở thờ tự, hoạt động chính trị, văn hóa xã hội riêng (đình làng), có cương vực biên giới riêng (lũy tre làng), có thị trường riêng (chợ làng). Trong tâm thức người Việt cổ và cho đến tận ngày nay, có nhiều cơ sở vật chất công cộng vẫn được gắn liền với làng, xóm: đường làng ngõ xóm, giếng làng, đình làng, ao làng, trống làng, lũy tre làng .v.v…

Làng Việt có tổ chức xã hội rất khác với nhiều nước. Nếu như ở Trung Quốc, Nga, Châu Âu và nhiều nơi khác, các quan lại, chức sắc của chính quyền trung ương khi nghỉ hưu thường rất được trọng vọng và có địa vị xã hội cao trong cộng đồng dân cư thì ở Việt Nam, quan lại, chức sắc bỏ mũ từ quan về làng cũng chỉ như dân thường. Có chăng là được các chức dịch trong làng tôn trọng, được ngồi chiếu trên trong việc làng và được tham vấn ý kiến để hành xử việc trong làng sao cho “phải đạo”. Các chức dịch của làng không phải là công chức chuyên nghiệp và không hưởng lương. Họ được dân làng bầu ra. Họ vẫn phải lao động để có thu nhập và được hưởng một khoản phụ thu từ “ruộng làng” chia theo chế độ “tỉnh điền”. Một thửa ruộng của một hộ chia làm 9 phần, chủ hộ hưởng 8 phần, phần còn lại nộp cho làng làm quỹ.

Hệ thống cai trị của phong kiến Trung Quốc suốt 1.000 năm cũng như thực dân Pháp suốt 100 năm cũng không thể xóa được làng với tư cách là một thiết chế xã hội cơ sở. Một đế quốc thực dân tư bản phát triển hiện đại như Pháp vẫn phải sử dụng mô hình thiết chế làng, tổng, huyện, phủ, tỉnh, kỳ trong cơ cấu bố trí hệ thống chính trị thuộc địa ở Việt Nam, trong đó, làng vẫn là cơ sở. Thời Pháp thuộc, mặc dù mất đi hầu hết vị trí độc lập về chính trị và một số yếu tố khác nhưng về văn hóa nói chung, Làng Việt vẫn là Làng Việt. Điều đó chứng tỏ văn hóa là cái còn tồn tại rất lâu sau khi tất cả đã mất đi.

Ngay cả chính quyền phong kiến Việt Nam độc lập trong suốt 1.000 năm từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX cũng vẫn phải thừa nhận một cách không chính thức tính “tự trị tương đối” của làng. “Phép vua” thì vẫn phải thi hành như “lệ làng” thì không thể bỏ. Điều cần thiết là đạt được sự hài hòa giữa “luật” và “lệ” để “vẹn cả đôi đường”. Chỉ trong những trường hợp cực chẳng đã, “làng” mới nổi dậy chống lại “triều đình”. Còn trong phần lớn thời gian lịch sử của dân tộc Việt, “làng” tồn tại cùng “nước” trong một thể chế chính trị thống nhất có tính biện chứng. Nó thống nhất đến mức Phan Bội Châu đã nhận định: “Làng là cái nước nhỏ, nước là cái làng to”.

Chính nhờ sự khép kín tương đối trong mô hình tổ chức xã hội cơ sở mà Làng Việt vẫn có thể tồn tại độc lập tương đối với chính quyền trung ương, bất kể là ngoại bang hay nội địa. Sự tồn tại tương đối độc lập ấy mang theo nền văn hóa Việt mà căn bản là “văn hóa làng” đi xuyên qua hai thiên niên kỷ, làm cho văn hóa Việt tồn tại đến tận ngày nay với những bản sắc vốn có và cả những bản sắc du nhập được Việt hóa. Cương vực của làng, cái lũy tre ấy vẫn tồn tại từ bao đời nay và trở thành nỗi khiếp đảm của quân xâm lược đến từ bất kỳ đâu.

Tuy nhiên, chính tính chất khép kín tương đối ấy của Làng đã tạo nên một sự thách thức không nhỏ trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo ra sức ỳ và tính bảo thủ, cố hữu cản trở con đường phát triển của người Việt. Ngược lại, “Văn hóa làng Việt” cũng đứng trước những thách thức, những nguy cơ mất đi những nét tốt đẹp truyền thống của mình, bị mặt trái của cơ chế thị trường và văn hóa ngoại lai làm cho méo mó, biến dạng, trở thành có hại.

Và một câu hỏi tất yếu được đặt ra: Làm sao để bảo tồn những di sản văn hóa tốt đẹp của “Cộng đồng làng” và triệt tiêu những ảnh hưởng tiêu cực của nó trong quá trình phái triển ? Câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa có những kiến giải thỏa đáng.

Văn hóa Việt Nam chính là văn hóa làng xã, gia tộc của ta khác với dòng tộc của Trung Quốc. Ông cha ta đã chọn lọc sáng tạo nên không bị Trung Quốc đồng hóa được.