Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

LIỆT SĨ, ANH HÙNG LLVTND NGUYỄN VIẾT XUÂN

Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc-một vùng quê có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. 
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lên 7 tuổi, Nguyễn Viết Xuân đã phải sống một cuộc đời đi ở kéo dài suốt 10 năm. Khi vừa tròn 18 tuổi, anh đã dũng cảm vượt vùng tạm chiến ra vùng tự do, xin đi bộ đội. Nhập ngũ tháng 11 năm 1952, lúc đầu, anh làm chiến sỹ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội. Bất kỳ ở cương vị nào, Nguyễn Viết Xuân cũng luôn nêu cao quyết tâm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu, xung phong đi đầu, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, anh đã cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu, không ngại hy sinh, gian khổ, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch, giải phóng miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng giải phóng miền Nam. 

Hoà bình lập lại ở miền Bắc, đơn vị của Anh làm nhiệm vụ huấn luyện và xây dựng. Bản thân, tuy sức yếu hơn so với đồng đội, song công việc nào được giao, dù nặng nhọc, vất vả, đồng chí vẫn phấn đấu hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 

Năm 1964 bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc nước ta, Nguyễn Viết Xuân với vai trò là một bí thư chi bộ, một chính trị viên đại đội pháo cao xạ, đã nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần kiên quyết tiến công địch. Tiêu biểu là trận đánh địch ngày 18 tháng 11 năm 1964. Trong trận chiến đấu này, Mỹ đã huy động nhiều tốp máy bay đánh phá ác liệt vùng ChaLo thuộc miền tây tỉnh Quảng Bình. Ngay đợt đầu, 3 chiếc máy bay F.100 bất ngờ lao vào trận địa của đại đội Nguyễn Viết Xuân. Loạt đạn đầu tiên của khẩu đội 3 đã đón đánh chiếc đi đầu trong tốp, bọn địch đổi hướng tấn công và tập trung oanh tạc vào Khẩu đội 3. Cả trận địa nổ súng giòn giã, đánh trả quyết liệt lũ cướp trời, một chiếc trong tốp bay của địch trúng đạn bốc cháy, nhưng một chiếc khác đã phóng một loạt tên lửa về phía khẩu đội 3. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc tỏ rõ khí phách và hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!” 

Giữa làn bom đạn địch, tiếng hô dõng dạc của anh vang trên trận địa đã trở thành khẩu hiệu khích lệ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn đơn vị và trên khắp các chiến trường đánh Mỹ. Lưới lửa của đại đội vây chặt lũ máy bay Mỹ và một chiếc nữa lại phải đền tội. Trận chiến đấu vừa tạm dứt, anh đi khắp các khẩu đội để nắm tình hình động viên quyết tâm tiếp tục chiến đấu. Máy bay địch lại ập đến, điên cuồng bắn phá trận địa của đại đội. Một lần nữa cuộc chiến đấu lại diễn ra khốc liệt tiếng máy bay của địch gầm rú trên bầu trời liên tiếp nhả các loạt bom xuống trận địa, anh bị thương nặng, gãy nát đùi bên phải. Nhưng Nguyễn Viết Xuân vẫn thản nhiên bảo y tá cắt nốt phần thịt dính vào chân, bỏ chân đi cho đỡ vướng. Đồng chí nói: “Tôi không việc gì” và căn dặn y tá không được cho mọi người biết. Và vẫn tỉnh táo theo dõi cuộc chiến đấu, biểu dương kịp thời những chiến sĩ và khẩu đội lập công. Sau trận chiến đấu ác liệt, anh chỉ định người thay thế, phân công người chăm sóc các đồng đội bị thương, bình tĩnh bàn giao cộng việc rất tỉ mỉ, rõ ràng. Trở về tuyến sau, vết thương quá nặng, máu ra nhiều, nguyễn Viết Xuân thấy mình khó qua được, anh đã bình tĩnh trao đổi nhiệm vụ với người thay thế, dặn dò cặn kẽ việc chấp hành Nghị quyết của Chi bộ và nêu một số đề nghị về công tác phát triển Đảng, Đoàn và khen thưởng trong đơn vị. Khi hy sinh, anh là thiếu uý, chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, sư đoàn 325, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Tấm gương chiến đấu anh dũng quên mình vì nhiệm vụ của đồng chí được cán bộ chiến sĩ trong đơn vị rất cảm phục, cả đại đội 3 đã dấy lên một cao trào thi đua, kiên quyết chiến đấu lập công, trả thù cho người chính trị viên yêu quý của mình. 

Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nguyễn Viết Xuân đã được nhà nước truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

LIỆT SĨ, ANH HÙNG LLVTND TÔ VĨNH DIỆN

Tô Vĩnh Diện (1924-1953), Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng Vũ Trang Nhân dân, khi hy sinh, anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất. 
Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở, anh phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, Tô Vĩnh Diện xung phong đi bộ đội.
Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn luôn gương mẫu làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới đích an toàn.
Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, anh xung phong lái pháo để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xảy ra.
Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, anh đã đi sát từng người, động viên giải thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi.
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng đội Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.
Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu.

Ngày 7 tháng 5 năm 1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao tặng Huân chương quân công hạng nhì, Huân chương chiến công hạng nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1956.

Nguồn: trianlietsi.vn

10 SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA VIỆT NAM NĂM 2018 DO THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM BÌNH CHỌN

1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước
Ngày 23-10-2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021, với 476 trong số 477 đại biểu tán thành (tỷ lệ 99,79%). Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.

2. Hoàn thành toàn diện 12-12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Việt Nam tiếp tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức 12-12 chỉ tiêu kinh tế-xã hội do Quốc hội đề ra. GDP dự kiến tăng trưởng hơn 6,8%; xuất siêu đạt mức kỷ lục hơn 6,89 tỷ USD; giải ngân vốn đầu tư nước ngoài hơn 19 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; 132.000 doanh nghiệp thành lập mới; cả nước đón gần 15,6 triệu lượt khách quốc tế... Đây là năm thứ ba liên tiếp lạm phát được kiểm soát dưới mức 4%. Các chính sách tài khóa, tiền tệ được điều hành linh hoạt, đáp ứng yêu cầu về vốn của nền kinh tế.

3. Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP
Ngày 12-11-2018, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan đã được phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV. CPTPP được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện nay và sẽ được thực thi từ năm 2019. Hiệp định sẽ giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, cải cách chính sách theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn.

4. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai quyết liệt từ trung ương đến cơ sở
Nhiều vụ tham nhũng quy mô lớn, gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực dầu khí, ngân hàng, quản lý đất đai, công sản cùng nhiều vụ tiêu cực ở một số ngành, địa phương đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và đưa ra ánh sáng. Các đối tượng sai phạm dù là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng, tướng lĩnh lực lượng vũ trang hay cán bộ quản lý các cấp…đều bị xử lý, kỷ luật nghiêm minh, làm trong sạch bộ máy, củng cố niềm tin trong nhân dân.

5. Ban hành Nghị quyết nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh
Nghị quyết 36-NQ-TW được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII ban hành ngày 22-10-2018, với tầm nhìn đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương. Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030, các ngành kinh tế biển có sự phát triển đột phá, đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; 28 tỉnh, thành phố ven biển đóng góp 65-70% GDP.

6. Năm thành công nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam
Với những kỳ tích vang dội trên đấu trường khu vực: Vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Suzuki Cup); Á quân Giải Vô địch bóng đá U23 châu Á; lần đầu tiên vào đến vòng bán kết Đại hội thể thao châu Á (ASIAD), các tuyển thủ bóng đá quốc gia Việt Nam đã khơi dậy niềm tự hào và tinh thần đoàn kết dân tộc. Những thành tích này có được là nhờ một lứa cầu thủ trẻ được đào tạo bài bản và luyện rèn về đạo đức cùng vị huấn luyện viên trưởng tài năng người Hàn Quốc Park Hang Seo.

7. Phát hiện việc gian lận điểm thi trên quy mô lớn
Trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2018, việc gian lận điểm thi đã bị phát hiện tại các hội đồng thi: Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình…gây rúng động dư luận. Cơ quan an ninh điều tra đã vào cuộc, khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng liên quan để điều tra làm rõ và xử lý theo luật định. Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đó đã tiến hành sửa đổi, hoàn thiện Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia.

8. Việt Nam có ngân hàng mô đầu tiên
Ngày 16-10-2018, Ngân hàng mô đầu tiên của Việt Nam đã khai trương tại Bệnh viện Việt-Đức. Đây là địa chỉ tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, cung ứng, trao đổi mô, nhằm mục đích khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Ngày 24-12, Bệnh viện Việt-Đức và Bệnh viện Nhi đồng 2 chính thức thông báo đã ghép thành công 6 tạng (1 tim, 1 gan, 2 phổi, 2 thận) cho 5 bệnh nhân từ một người cho chết não. Việt Nam đã làm chủ được các kỹ thuật ghép tạng quan trọng và thường gặp trong lâm sàng, như thận, tim, gan, tụy, phổi, tiến hành hơn 1.500 ca ghép mỗi năm với tỷ lệ thành công tương đương nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

9. Xây dựng thương hiệu Việt chất lượng cao
Việc VinFast có mặt tại Paris Motor Show 2018-Triển lãm ôtô danh giá nhất thế giới-đã khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt và giúp điền tên Việt Nam lên bản đồ công nghiệp chế tạo ôtô toàn cầu. Tại sự kiện ra mắt xe VinFast ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát động phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam,” thể hiện khát vọng xây dựng hệ thống thương hiệu Việt chất lượng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

10. Bệnh viện dã chiến đầu tiên của Việt Nam tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Ngày 1-10, Việt Nam triển khai một đơn vị độc lập-Bệnh viện dã chiến cấp 2, được phiên chế 63 thành viên–tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Trước đó, 29 lượt sỹ quan của Việt Nam cũng đã thực thi các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan. Việc làm này thể hiện sự chủ động và trách nhiệm tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của Liên hợp quốc.

Nguồn: TTXVN

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

BỨC TRANH ĐẦY BIẾN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI NĂM 2018

Thế giới năm 2018 chứng kiến nhiều biến động, nổi bật là cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung trên các mặt trận kinh tế - chính trị - an ninh, sự tham gia của các nước lớn trong bàn cờ Biển Đông hay quan hệ không ngớt căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây...

1. Cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc
Quan hệ Mỹ - Trung năm qua chứng kiến những sóng gió có thể nói là chưa từng thấy trong lịch sử quan hệ hai nước. Về bản chất, những căng thẳng này xuất phát từ sự cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn khôi phục vai trò của Washington trên trường quốc tế, trong khi Trung Quốc ngày càng mạnh lên, đe dọa vị thế cường quốc số 1 thế giới của Mỹ.
Vào những ngày cuối cùng của năm 2017, Tổng thống Trump đã công bố chiến lược an ninh quốc gia, trong đó chỉ rõ việc Trung Quốc bành trướng kinh tế và muốn sắp xếp lại trật tự thế giới phục vụ lợi ích của mình. Giọng điệu cứng rắn hiếm có từ Washington nhằm vào Bắc Kinh đã báo hiệu những sóng gió trong quan hệ giữa hai nước trong năm 2018.
Mỹ đã "nổ phát súng" đầu tiên trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hồi tháng 7 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế nhập khẩu 25% với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Đến tháng 9, Mỹ tiếp tục áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. Tổng cộng cho tới nay, Mỹ đã áp thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc và đe dọa chuyển sang giai đoạn 3 với việc áp thuế lên khoảng 267 tỷ hàng nhập khẩu nữa. Đáp trả, Trung Quốc đã áp thuế đối với 110 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và cảnh báo về các biện pháp bổ sung có thể ảnh hưởng tới các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
Giữa lúc chiến tranh thương mại leo thang, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đầu tháng 12 đã gặp nhau bên lề thượng đỉnh G20 tại Argentina, trong đó hai bên nhất trí đình chiến thương mại trong vòng 90 ngày để đàm phán, tạm ngưng kế hoạch áp thuế bổ sung từ ngày 1/1/2019. Thế giới đang chờ đợi kết quả từ các cuộc đàm phán giữa Washington và Bắc Kinh để xem hai nền kinh tế khổng lồ có thể đi đến một giải pháp đôi bên cùng có lợi hay không.
Cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc chứng kiến sự va chạm giữa hai nước trên mọi mặt của các phạm trù chính trị và kinh tế. Không chỉ có chiến tranh thương mại, quan hệ Mỹ - Trung cũng va chạm ở một loạt các vấn đề khác. Việc Trung Quốc đẩy mạnh tầm với và sức ảnh hưởng toàn cầu thông qua chiến lược "Vành đai và con đường" đã khiến Mỹ đặc biệt lo ngại, nhất là tại những quốc gia vốn được coi là "sân sau" của Mỹ. Sau 5 năm kể từ khi ra đời, Dự án "Vành đai và con đường" đã giúp Bắc Kinh phần nào xây dựng vị thế, gây dựng chân rết tại một loạt các quốc gia. Washington đã bắt đầu có các biện pháp nhằm cạnh tranh với dự án này của Trung Quốc, trong đó có việc phát động một chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng ở các nước đang phát triển.
Vụ việc Canada bắt giữ giám đốc tài chính tập đoàn công nghệ viễn thông Trung Quốc Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ là một sự kiện khác có thể làm gia tăng thêm căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung. Mặc dù bà Mạnh bị bắt vì bị cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, nhưng giới phân tích cho rằng vụ việc phản ánh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao. Mỹ đã nhiều lần đích danh cáo buộc Trung Quốc chiếm dụng hoặc đánh cắp nhiều bí mật công nghệ cao.

2. Những chuyển biến tích cực trên bán đảo Triều Tiên
Những chuyển biến tích cực trên bán đảo Triều Tiên được xem là điểm sáng của thế giới trong suốt năm 2018. Chỉ một năm trước đó, bán đảo Triều Tiên liên tục leo thang căng thẳng với các cuộc đấu khẩu qua lại giữa Bình Nhưỡng và Washington, các vụ thử tên lửa của Triều Tiên và các biện pháp đáp trả của Mỹ.
Mở đầu là cuộc gặp gỡ lịch sử giữa hai nhà lãnh Triều Tiên và Hàn Quốc vào ngày 27/4. Truyền thông khắp thế giới đã đổ về Khu phi quân sự (DMZ) liên Triều Tiên để phát những hình ảnh trực tiếp về cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cũng là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo 2 miền Triều Tiên kể từ năm 2000. Tại biên giới, ông Kim đã bắt tay ông Moon và bước qua vĩ tuyến 38 chia cắt hai nước, trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Bình Nhưỡng làm như vậy kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về tiến trình phi hạt nhân hóa và các bước đi nhằm thúc đẩy quan hệ liên Triều.
Hai nhà lãnh đạo Hàn - Triều còn gặp nhau lần thứ 2 cũng tại biên giới vào ngày 26/5. Sau đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có chuyến thăm đầu tiên tới Bình Nhưỡng vào ngày 18/9 để có cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Các cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Hàn - Triều còn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12/6. Lần đầu tiên trong lịch sử, một tổng thống đương nhiệm của Mỹ đã có cuộc hội đàm trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại một hội nghị thượng đỉnh mà Hàn Quốc gọi là "cuộc đàm phán của thế kỷ". Tại hội nghị, hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung, trong đó Triều Tiên tái cam kết nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.
Đến cuối năm, hai miền bán đảo Triều Tiên đã thống nhất dỡ mìn khỏi khu phi quân sự, phá hủy các trạm gái tại biên giới. Hồi tháng 11, một đoàn tàu từ Hàn Quốc đã lăn bánh tới lãnh thổ Triều Tiên lần đầu tiên trong nhiều thập niên. Hai bên cũng hướng tới kế hoạch rút toàn bộ vũ khí khỏi Khu vực An ninh Chung thuộc Khu phi quân sự.
Tuy nhiên, tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên cho tới nay vẫn chưa các kết quả thực sự cụ thể và hành trình này dường như vẫn còn nhiều chông gai ở phía trước. Triều Tiên mới đây tuyên bố sẽ không bao giờ đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân trừ khi Mỹ loại bỏ mối đe dọa hạt nhân trước. Thế giới vẫn đang chờ đợi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 và chuyến thăm Hàn Quốc của nhà lãnh đạo Kim jong-un mà ban đầu được lên kế hoạch vào năm 2018.

3. Biển Đông trong bàn cờ của các nước lớn
Tình hình Biển Đông đã chứng kiến những sắc thái mới trong năm 2018, mà đáng chú ý là sự đối đầu ngày càng quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc và sự vào cuộc của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới.
Tổng thống Donald Trump đã cho thấy lập trường mạnh mẽ chưa từng thấy của Mỹ ở Biển Đông, xóa tan những ngờ vực việc việc ông có thể nương nhẹ với Trung Quốc khi ông mới nhậm chức tại Nhà Trắng. Chính quyền Mỹ đã thể hiện tiếng nói phản đối tham vọng bành trướng của Bắc Kinh ở mọi cấp độ, mà đỉnh điểm là bài phát biểu chỉ trích Trung Quốc trực diện tại Viện Hudson ở thủ đô Washington của Phó tổng thống Mike Pence.
Trên thực địa, Mỹ đã thẳng thừng cáo buộc Trung Quốc phá vỡ lời hứa không quân sự hóa Biển Đông, khi các hình ảnh vệ tinh được truyền thông Mỹ đăng tải cho thấy Bắc Kinh đã triển khai và bí mật thử nghiệm các hệ thống vũ khí như tên lửa đất đối không, tên lửa hành trình chống hạm, radar, các thiết bị tác chiến điện tử tại các tiền đồn do Bắc Kinh xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo. Đáp trả, Mỹ đã thể hiện bằng những hành động cụ thể. Mỹ đã đẩy mạnh các cuộc tuần tra tự do hàng hải, điều các tàu chiến áp sát các đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc xây dựng, đưa các điều tàu sân bay tập trận trong khu vực, đưa các máy bay ném bom bay qua Biển Đông…
Một trong những chỉ trích thẳng thắn nhất của giới chức Mỹ nhằm vào Trung Quốc là bài phát biểu của Phó tổng thống Trump tại Viện Hudson hôm 4/10, trong đó ông nói về quan điểm của chính quyền Mỹ đối với Trung Quốc và các biện pháp ứng phó của Washington. Ông Pence thẳng thắn "tố" Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông và có những hành vi nguy hiểm như vụ đối đầu với tàu hải quân Mỹ tuần tra khu vực. Ông Pence cũng một lần nữa khẳng định Mỹ sẽ không lùi bước ở Biển Đông và sẽ vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển này trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Biển Đông cũng nằm ở trung tâm trong chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do mà Mỹ đã thúc đẩy trong năm qua. Chiến lược do Mỹ khởi xướng đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các nước lớn trong khu vực và thế giới. Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Pháp, Anh đã công khai hoặc gián tiếp ủng hộ Mỹ ở Biển Đông theo các cách khác nhau, như điều tàu hải quân đi qua Biển Đông, điều máy bay tuần tra khu vực hay tham gia tập trận chung.
Một số quốc gia thành viên ASEAN có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông và ASEAN cũng đang đàm phán với Trung Quốc về một bộ quy tắc ứng xử (COC) để tránh xung đột và thúc đẩy hợp tác một cách hiệu quả. Vì thế, ASEAN cũng là diễn đàn thích hợp để Mỹ phát đi các thông điệp quan trọng về chính sách đối với vùng biển này. Tại hội nghị cấp cao ASEAN ở Singapore tháng 11 vừa qua, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã nói Biển Đông không thuộc về riêng một nước nào, đồng thời tái khẳng định các cam kết của Mỹ với khu vực. Ông Pence một lần nữa nhấn mạnh điều này tại hội nghị thượng đỉnh APEC sau đó, nơi ông và Chủ tịch Trung Quốc cũng đấu khẩu gay gắt chủ yếu về thương mại và Biển Đông.
Chính sách của Mỹ đối với Biển Đông nói riêng và khu vực nói chung cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nước ASEAN. Các nhà phân tích cho rằng ASEAN dường như đang tìm cách tận dụng sự hậu thuẫn của Mỹ và các cường quốc thế giới để đối trọng với sự lấn át của Trung Quốc, nhưng cũng muốn tránh rơi vào thế kẹt trong cuộc đối đầu giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Kết quả của nỗ lực này ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào sự khéo léo của chính phủ các nước thành viên của khối.

4. Quan hệ Nga - phương Tây liên tiếp gặp sóng gió
Sóng gió lớn đầu tiên trong mối quan hệ giữa Nga và phương Tây trong năm 2018 là vụ cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái bị phát hiện bất tỉnh trên băng ghế tại thành phố Salisbury, Anh hôm 4/3. Anh, Pháp, Mỹ và nhiều nước phương Tây cáo buộc Nga sử dụng chất độc thần kinh do Liên Xô sản xuất từ thời chiến tranh Lạnh để đầu độc cha con ông Skripal. Tuy nhiên, Moscow đã bác bỏ cáo buộc này.
Căng thẳng dâng cao khi Anh cùng các nước phương Tây trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Nga và đây là vụ trục xuất nhà ngoại giao tập thể lớn nhất từ sau chiến tranh Lạnh. Đáp lại, Nga cũng trục xuất số lượng nhà ngoại giao tương tự của các nước phương Tây. Ngoài ra, Mỹ cũng áp đặt các lệnh trừng phạt khác nhằm vào Nga sau vụ việc này.
Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 3 đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với tỷ lệ gần 77% phiếu bầu. Ngày 7/5, ông Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 4 tại Điện Kremlin.
Chưa đầy 2 tháng sau ngày nhậm chức, Tổng thống Putin đã có cuộc gặp thượng đỉnh chính thức đầu tiên với Tổng thống Donald Trump tại Helsinki, Phần Lan kể từ khi ông Trump tới Nhà Trắng. Ông Putin cho biết cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo đã diễn ra thành công và hai bên đã đạt được những thỏa thuận hiệu quả. Tuy vậy, quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục đối mặt với thử thách sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định vũ khí hạt nhân tầm trung (INF), một văn kiện được ký với Nga từ thời chiến tranh Lạnh. Mỹ cáo buộc Nga vi phạm cam kết của INF, trong khi Moscow phủ nhận thông tin này.
Ngày 25/11, lực lượng an ninh Nga nổ súng và bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine cùng 24 thủy thủ với cáo buộc xâm phạm lãnh hải Nga tại eo biển Kerch gần bán đảo Crimea. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây khi Mỹ và các nước châu Âu kêu gọi tăng cường trừng phạt Moscow.

5. Bầu cử giữa kỳ và những chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Trump
Cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ diễn ra hôm 6/11 được cho là một bước ngoặt lớn trên chính trường Mỹ khi đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện từ đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump. Đây là lần đầu tiên đảng Dân chủ giành kiểm soát Hạ viện sau 8 năm trong bối cảnh cử tri Mỹ dưới thời Tổng thống Trump dường như chia rẽ sâu sắc hơn về các vấn đề như sắc tộc, nhập cư.
Tuy là một cuộc bỏ phiếu nhằm xác định cán cân quyền lực ở quốc hội, song bầu cử giữa kỳ này cũng có thể coi là một cuộc trưng cầu dân ý với nửa nhiệm kỳ đã qua và nửa nhiệm kỳ còn lại của ông Trump. Với chính sách "Nước Mỹ trên hết", nước Mỹ đã có sự thay đổi đáng kể dưới thời Tổng thống Trump khi chính quyền của ông bắt đầu rút khỏi các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế như Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Hiệp ước Paris về chống biến đổi khí hậu. Chính sách "Nước Mỹ trên hết" cũng đẩy Mỹ vào một cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc.
Trong 2 năm nắm quyền, Tổng thống Trump đã gây nhiều tranh cãi theo những cách khác nhau, không chỉ với những chính sách mà ông đưa ra, mà cả những phát ngôn thẳng thắn trên mạng xã hội Twitter. Tại một quốc gia đa sắc tộc và có nhiều người nhập cư, việc chính quyền của ông Trump siết kiểm soát người nhập cư đã khiến ông chủ Nhà Trắng hứng chịu nhiều "búa rìu dư luận".
Kể từ khi nhậm chức, ông Trump đã đưa ra một loạt các biện pháp cứng rắn đối với người nhập cư, như cấm nhập cảnh đối với công dân của 7 quốc gia có đa số người dân theo đạo Hồi, bãi bỏ "Chương trình trì hoãn hành động đối với người nhập cư vào Mỹ khi còn nhỏ" (DACA), rút khỏi hiệp ước toàn cầu về người di cư, đề xuất việc xây dựng bức tường biên giới với Mexico, thực thi chính sách "không khoan nhượng" với người nhập cư bất hợp pháp khiến các trẻ em bị chia tách khỏi cha mẹ tại biên giới, cân nhắc chấm dứt cấp quyền công dân cho trẻ em sinh tại Mỹ.
Giữa tháng 12, ông Trump gây "sốc" dư luận thế giới khi quyết định rút lực lượng của Mỹ khỏi Syria và Afghanistan. Động thái này được cho là sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể về cán cân quyền lực trên thế giới.
Những chính sách gây tranh cãi bị cho là do thiếu kinh nghiệm chính trị đã khiến ông Trump đối mặt với tình trạng biến động nhân sự chính quyền chưa từng có trong lịch sử và thậm chí bản thân ông cũng có nguy cơ bị luận tội.

6. Anh - Pháp - Mỹ không kích Syria
Ngày 13/4, Mỹ cùng hai đồng minh Anh, Pháp đã ồ ạt phóng 105 tên lửa các loại nhằm vào 3 cơ sở bị nghi là nơi sản xuất và lưu trữ vũ khí hóa học của lực lượng chính phủ Syria. Liên quân tuyên bố cuộc không kích này nhằm đáp trả vụ tấn công được cho là sử dụng vũ khí hóa học của lực lượng chính phủ Syria tại thị trấn Đông Ghouta ở ngoại ô thủ đô Damascus khiến 70 người thiệt mạng.
Mỹ, Anh, Pháp tuyên bố đã phá hủy các mục tiêu tại Syria và khẳng định chiến dịch diễn ra thành công. Trong khi đó, Syria và Nga đã bác bỏ cáo buộc của phương Tây, đồng thời đáp trả mạnh mẽ cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu.
Năm 2018 cũng chứng kiến nhiều thay đổi trong tình hình chiến sự tại Syria sau hơn 7 năm xung đột với sự tham gia của nhiều lực lượng quân sự. Nhiều khu vực từng là địa bàn chiếm đóng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trước đây đã được giải phóng.
Ngày 19/12, Tổng thống Donald Trump tuyên bố đã đánh bại IS tại Syria và sẽ rút hết lực lượng quân sự Mỹ tại quốc gia Trung Đông này về nước. Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin cũng tuyên bố sẽ rút phần lớn lực lượng quân sự Nga khỏi Syria do đã đạt được các mục tiêu đề ra.

7. Vụ sát hại nhà báo Ả rập Xê út Jamal Khashoggi
Nhà báo bất đồng chính kiến Ả rập Xê út Jamal Khashoggi đã mất tích bí ẩn sau khi đi vào lãnh sự quán Ả rập Xê út ở thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hôm 2/10. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ sau đó tuyên bố nắm bằng chứng cho thấy nhà báo này đã bị một nhóm sát thủ gồm 15 người Ả rập Xê út sát hại ngay khi vào lãnh sự quán Ả rập Xê út. Ả rập Xê út chỉ xác nhận ông Khashoggi bị sát hại khoảng một tuần sau đó, song bác bỏ có liên quan.
Vụ việc đã làm rúng động dư luận thế giới khi các nước phương Tây nghi ngờ vụ sát hại man rợ này thực hiện theo mệnh lệnh của nhân vật quyền lực nào đó trong Hoàng gia Ả rập Xê út.
Vụ sát hại nhà báo Khashoggi không chỉ kéo theo cuộc khủng hoảng quan hệ trong thế giới Ả rập mà còn kéo theo sự hoài nghi của các đồng minh phương Tây với Mỹ. Trong khi các nước phương Tây lên án gay gắt và áp lệnh trừng phạt Ả rập Xê út, Mỹ tỏ ra do dự và tuyên bố tiếp tục ủng hộ Riyadh - một khách hàng lớn với vũ khí của Mỹ.

8. Biểu tình Áo vàng tại Pháp và những cơn giận dữ ở châu Âu
Nước Pháp hơn một tháng qua rung chuyển bởi các cuộc biểu tình Áo vàng phản đối kế hoạch tăng giá nhiên liệu của chính phủ. Bắt nguồn từ những cuộc biểu tình đơn lẻ, phong trào Áo vàng đã thu hút hàng chục nghìn người xuống đường và biểu tình ôn hòa nhanh chóng trở thành biểu tình bạo động lan ra nhiều thành phố lớn của Pháp.
Tại thủ đô Paris, người biểu tình phong tỏa nhiều tuyến đường quan trọng, đốt phá hàng loạt xe hơi, đập phá văn phòng, cửa hàng và đụng độ với cảnh sát. Kể từ giữa tháng 11 đến nay, ít nhất 3.000 người bị thương, hàng nghìn người bị bắt giữ trong các vụ bạo động.
Cuộc biểu tình đã lan rộng sang nhiều quốc gia châu Âu khác như Bỉ, Hà Lan, Italy. Bất ổn kinh tế, xã hội một thời gian dài chưa được giải quyết, ví như ngọn lửa âm ỉ, đã bị "thổi bùng" lên do hiệu ứng từ phong trào Áo vàng.
Người dân châu Âu cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi kinh tế vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng tài chính, chưa kể đến việc một số nước giàu phải gánh vác gánh nặng tài chính thay cho các nước vẫn lún sâu trong khủng hoảng kinh tế trong khối. Điều đó đã tạo cơ hội để chủ nghĩa dân túy trỗi dậy, mở đường cho phong trào ly khai như Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) hay Catalonia đòi tách khỏi Tây Ban Nha.
"Cuộc ly dị" giữa Anh và EU là một cơn đau đầu khác của nước Anh nói riêng và Liên minh châu Âu nói chung. Brexit bắt nguồn từ việc ngày càng có nhiều người Anh không hài lòng với việc Anh phải gánh thay hậu quả khi các nước thành viên như Hy Lạp rơi vào khủng hoảng nợ. Những hậu quả đó không chỉ đơn thuần là việc Anh phải mở hầu bao để "cứu" nền kinh tế của một số thành viên trong khối mà còn đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhập cư. Tuy vậy, một cuộc chia tay giữa Anh và EU không hề dễ dàng mặc dù các bên đã đạt được thỏa thuận sơ bộ.
Tiến trình đàm phán dai dẳng khiến người Anh bắt đầu dùng dằng nửa muốn ra đi, nửa muốn ở lại khi mà bản thân họ cũng bắt đầu cảm nhận được hệ lụy từ Brexit: Đồng Bảng Anh mất giá, hàng loạt công ty đa quốc gia ngỏ ý rời Anh, chưa kể việc Brexit tạo hiệu ứng mạnh mẽ hơn cho phong trào ly khai của Sctoland khỏi Vương quốc Anh. Brexit do vậy trong khi không giải quyết được vấn đề của nước Anh mà còn khiến Anh rơi vào một cuộc khủng hoảng khác và càng thêm chia rẽ.

9. Thế giới hứng chịu nhiều thảm họa chết chóc
Trong năm 2018, thế giới đã hứng chịu những thảm họa kinh hoàng, cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Tại châu Á, một loạt quốc gia đã phải đối mặt với hàng loạt thảm họa bão lũ, động đất, sóng thần với số nạn nhân thiệt mạng lên tới hàng nghìn người và thiệt hại về vật chất vô cùng lớn.
Indonesia là một trong những nước hứng chịu thảm họa khủng khiếp nhất tại châu Á trong năm nay. Hồi tháng 8, hơn 100 người đã thiệt mạng sau trận động đất phá hủy hòn đảo du lịch Lombok gần Bali.
Tới tháng 9, một trận động đất khác mạnh 7,5 độ Richter tiếp tục xảy ra tại Palu trên đảo Sulawesi, đông bắc Indonesia. Theo con số thống kê chính thức, số người thiệt mạng trong trận động đất tại Palu là hơn 2.000 người, tuy nhiên con số thực tế ước tính lên tới 5.000 người.
Vào tối 22/12, một trận sóng thần do núi lửa phun trào ở khu vực eo biển Sunda đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 222 người trên hai đảo Java và Sumatra của Indonesia. Con số này dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng lên sau khi quá trình tìm kiếm cứu hộ hoàn tất.
Không chỉ hứng chịu thảm họa thiên nhiên, Indonesia hồi tháng 10 đã chứng kiến vụ rơi máy bay của hãng hàng không Lion Air, khiến toàn bộ 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Nhiều nghi vấn đã được đặt ra về nguyên nhân dẫn tới sự cố hàng không này, trong đó có lý do kỹ thuật.
Ngoài Indonesia, Philippines và Nhật Bản cũng là hai quốc gia châu Á đối mặt với thiên tai trong năm 2018. Hồi tháng 9, siêu bão Mangkhut lớn nhất trong năm đổ bộ vào phía bắc Philippines khiến khoảng 130 người thiệt mạng, phá hủy hàng nghìn ngôi nhà và gây thiệt hại lớn về tài sản. Bão Mangkhut cũng tàn phá nhiều khu vực ở Hong Kong và Macau.
Bang Kerala của Ấn Độ hồi tháng 8 đã hứng chịu trận lụt khủng khiếp nhất trong vòng 1 thế kỷ qua khi có tới hơn 1.000 người thiệt mạng do lũ lụt và sạt lở đất. Nhật Bản cũng trải qua một mùa hè thảm họa khi chỉ trong vài tháng, nước này phải hứng chịu liên tiếp 2 trận động đất lớn và cơn bão mạnh nhất trong vòng 25 năm qua, khiến ít nhất 225 người thiệt mạng.
Tại Lào, mưa lớn bất thường được cho là nguyên nhân khiến đập thủy điện Xe - Pian Xe - Namnoy ở đông nam nước này bị vỡ hồi tháng 7, khiến ít nhất 27 người thiệt mạng và hơn 100 người mất tích.
Trong khi đó, tại Mỹ, bang California đã hứng chịu thảm họa cháy rừng thảm khốc nhất trong lịch sử. Từ giữa tháng 7 tới tháng 8, hàng loạt các vụ cháy rừng lớn đã xảy ra tại California và lan sang các bang khác, gồm Nevada, Oregon, Washington và Idaho. Giới chức đã ghi nhận trên 8.400 vụ cháy rừng, với 765.033 ha bị thiêu rụi, gây thiệt lên tới 3,5 tỷ USD. Tổng cộng 98 dân thường và 6 nhân viên cứu hỏa đã thiệt mạng do thảm họa.

LUẬT AN NINH MẠNG 2018



Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.
3. Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
4. Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát.
5. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên không gian mạng quốc gia, bao gồm:
a) Hệ thống truyền dẫn bao gồm hệ thống truyền dẫn quốc gia, hệ thống truyền dẫn kết nối quốc tế, hệ thống vệ tinh, hệ thống truyền dẫn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng;
b) Hệ thống các dịch vụ lõi bao gồm hệ thống phân luồng và điều hướng thông tin quốc gia, hệ thống phân giải tên miền quốc gia (DNS), hệ thống chứng thực quốc gia (PKI/CA) và hệ thống cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập Internet của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng;
c) Dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm dịch vụ trực tuyến; ứng dụng công nghệ thông tin có kết nối mạng phục vụ quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính quan trọng; cơ sở dữ liệu quốc gia.
Dịch vụ trực tuyến bao gồm chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trang thông tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, blog;
d) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đô thị thông minh, Internet vạn vật, hệ thống phức hợp thực - ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh và hệ thống trí tuệ nhân tạo.
6. Cổng kết nối mạng quốc tế là nơi diễn ra hoạt động chuyển nhận tín hiệu mạng qua lại giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
7Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
8. Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
9. Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
10. Gián điệp mạng là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
11. Tài khoản số là thông tin dùng để chứng thực, xác thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.
12. Nguy cơ đe dọa an ninh mạng là tình trạng không gian mạng xuất hiện dấu hiệu đe dọa xâm phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
13. Sự cố an ninh mạng là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
14. Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

1. Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại.
2. Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Ưu tiên nguồn lực xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ để bảo vệ an ninh mạng.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.
4. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
5. Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
6. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.
7. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.

1. Biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
a) Thẩm định an ninh mạng;
b) Đánh giá điều kiện an ninh mạng;
c) Kiểm tra an ninh mạng;
d) Giám sát an ninh mạng;
đ) Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
e) Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;
gSử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;
h) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;
i) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
k) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;
l) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;
m) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
n) Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng, trừ biện pháp quy định tại điểm và điểm khoản 1 Điều này.

Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ không gian mạng quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.

1. Hợp tác quốc tế về an ninh mạng được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về an ninh mạng bao gồm:
a) Nghiên cứu, phân tích xu hướng an ninh mạng;
b) Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động về an ninh mạng;
c) Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm; hỗ trợ đào tạo, trang thiết bị, công nghệ bảo vệ an ninh mạng;
d) Phòng, chống tội phạm mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng; ngăn ngừa các nguy cơ đe dọa an ninh mạng;
đ) Tư vấn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an ninh mạng;
e) Tổ chức hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế về an ninh mạng;
g) Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về an ninh mạng;
h) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về an ninh mạng;
i) Hoạt động hợp tác quốc tế khác về an ninh mạng.
3. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng, trừ hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng trong phạm vi quản lý.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
Trường hợp hợp tác quốc tế về an ninh mạng có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành do Chính phủ quyết định.
4. Hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng của Bộ, ngành khác, của địa phương phải có văn bản tham gia ý kiến của Bộ Công an trước khi triển khai, trừ hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.

1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.


1. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng.
2. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm:
a) Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu;
b) Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước;
c) Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng;
d) Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái;
đ) Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia;
e) Hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương;
g) Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí;
h) Hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Thủ tướng Chính phủ ban hành và sửa đổi, bổ sung Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
4. Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng trong việc thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

1. Thẩm định an ninh mạng là hoạt động xem xét, đánh giá những nội dung về an ninh mạng để làm cơ sở cho việc quyết định xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thông tin.
2. Đối tượng thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm:
a) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ thiết kế thi công dự án đầu tư xây dựng hệ thống thông tin trước khi phê duyệt;
b) Đề án nâng cấp hệ thống thông tin trước khi phê duyệt.
3. Nội dung thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm:
a) Việc tuân thủ quy định, điều kiện an ninh mạng trong thiết kế;
b) Sự phù hợp với phương án bảo vệ, ứng phó, khắc phục sự cố và bố trí nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
4. Thẩm quyền thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như sau:
a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự;
c) Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

1. Đánh giá điều kiện về an ninh mạng là hoạt động xem xét sự đáp ứng về an ninh mạng của hệ thống thông tin trước khi đưa vào vận hành, sử dụng.
2. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây về:
a) Quy định, quy trình và phương án bảo đảm an ninh mạng; nhân sự vận hành, quản trị hệ thống;
b) Bảo đảm an ninh mạng đối với trang thiết bị, phần cứng, phần mềm là thành phần hệ thống;
c) Biện pháp kỹ thuật để giám sát, bảo vệ an ninh mạng; biện pháp bảo vệ hệ thống điều khiển và giám sát tự động, Internet vạn vật, hệ thống phức hợp thực - ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh, hệ thống trí tuệ nhân tạo;
d) Biện pháp bảo đảm an ninh vật lý bao gồm cách ly cô lập đặc biệt, chống rò rỉ dữ liệu, chống thu tin, kiểm soát ra vào.
3. Thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như sau:
a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự;
c) Ban Cơ yếu Chính phủ đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
4. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được đưa vào vận hành, sử dụng sau khi được chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

1. Kiểm tra an ninh mạng là hoạt động xác định thực trạng an ninh mạng của hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin hoặc thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý nguy cơ đe dọa an ninh mạng và đưa ra các phương án, biện pháp bảo đảm hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
2. Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Khi đưa phương tiện điện tử, dịch vụ an toàn thông tin mạng vào sử dụng trong hệ thống thông tin;
b) Khi có thay đổi hiện trạng hệ thống thông tin;
c) Kiểm tra định kỳ hằng năm;
d) Kiểm tra đột xuất khi xảy ra sự cố an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng; khi có yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh mạng; khi hết thời hạn khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật theo khuyến cáo của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
3. Đối tượng kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm:
a) Hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị số được sử dụng trong hệ thống thông tin;
b) Quy định, biện pháp bảo vệ an ninh mạng;
c) Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin;
d) Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin;
đ) Biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước và phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua các kênh kỹ thuật;
e) Nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
4. Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có trách nhiệm kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này; thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản trước tháng 10 hằng năm cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng đối với hệ thống thông tin quân sự.
5. Kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như sau:
a) Trước thời điểm tiến hành kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ quản hệ thống thông tin ít nhất là 12 giờ trong trường hợp xảy ra sự cố an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng; ít nhất là 72 giờ trong trường hợp có yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh mạng hoặc hết thời hạn khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật theo khuyến cáo của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo kết quả kiểm tra và đưa ra yêu cầu đối với chủ quản hệ thống thông tin trong trường hợp phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật; hướng dẫn hoặc tham gia khắc phục khi có đề nghị của chủ quản hệ thống thông tin;
c) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ hệ thống thông tin quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý, hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và sản phẩm mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin quân sự.
Ban Cơ yếu Chính phủ kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và sản phẩm mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước;
d) Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có trách nhiệm phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành kiểm tra an ninh mạng đột xuất.
6. Kết quả kiểm tra an ninh mạng được bảo mật theo quy định của pháp luật.

1. Giám sát an ninh mạng là hoạt động thu thập, phân tích tình hình nhằm xác định nguy cơ đe dọa an ninh mạng, sự cố an ninh mạng, điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, phần cứng độc hại để cảnh báo, khắc phục, xử lý.
2. Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia chủ trì, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có thẩm quyền thường xuyên thực hiện giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; xây dựng cơ chế tự cảnh báo và tiếp nhận cảnh báo về nguy cơ đe dọa an ninh mạng, sự cố an ninh mạng, điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, phần cứng độc hại và đề ra phương án ứng phó, khắc phục khẩn cấp.
3. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thuộc phạm vi quản lý; cảnh báo và phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin trong khắc phục, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng, sự cố an ninh mạng, điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, phần cứng độc hại xảy ra đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

1. Hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm:
a) Phát hiện, xác định sự cố an ninh mạng;
b) Bảo vệ hiện trường, thu thập chứng cứ;
c) Phong tỏa, giới hạn phạm vi xảy ra sự cố an ninh mạng, hạn chế thiệt hại do sự cố an ninh mạng gây ra;
d) Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi cần ứng cứu;
đ) Xác minh, phân tích, đánh giá, phân loại sự cố an ninh mạng;
e) Triển khai phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
g) Xác minh nguyên nhân và truy tìm nguồn gốc;
h) Điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia xây dựng phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; triển khai phương án ứng phó, khắc phục khi sự cố an ninh mạng xảy ra và kịp thời báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có thẩm quyền.
3Điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như sau:
a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an chủ trì điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này; tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia khi có yêu cầu; thông báo cho chủ quản hệ thống thông tin khi phát hiện có tấn công mạng, sự cố an ninh mạng;
b) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quân sự;
c) Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia khi có yêu cầu của lực lượng chủ trì điều phối.


1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.
5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
6. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
7. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại các điểm h, i và l khoản 1 Điều 5 của Luật này để xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
9. Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

1. Hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng bao gồm:
a) Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng;
c) Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư;
d) Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;
đ) Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại;
e) Hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư.
2. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra an ninh mạng nhằm phát hiện, loại bỏ mã độc, phần cứng độc hại, khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật; phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp hoặc nguy cơ khác đe dọa an ninh mạng;
b) Triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi gián điệp mạng, xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên hệ thống thông tin và kịp thời gỡ bỏ thông tin liên quan đến hành vi này;
c) Phối hợp, thực hiện yêu cầu của lực lượng chuyên trách an ninh mạng về phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên hệ thống thông tin.
3. Cơ quan soạn thảo, lưu trữ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước được soạn thảo, lưu giữ trên máy tính, thiết bị khác hoặc trao đổi trên không gian mạng theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Bộ Công an có trách nhiệm sau đây, trừ quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này:
a) Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nhằm phát hiện, loại bỏ mã độc, phần cứng độc hại, khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật; phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoạt động xâm nhập bất hợp pháp;
b) Kiểm tra an ninh mạng đối với thiết bị, sản phẩm, dịch vụ thông tin liên lạc, thiết bị kỹ thuật số, thiết bị điện tử trước khi đưa vào sử dụng trong hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
c) Giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nhằm phát hiện, xử lý hoạt động thu thập trái phép thông tin thuộc bí mật nhà nước;
d) Phát hiện, xử lý các hành vi đăng tải, lưu trữ, trao đổi trái phép thông tin, tài liệu có nội dung thuộc bí mật nhà nước trên không gian mạng;
đ) Tham gia nghiên cứu, sản xuất sản phẩm lưu trữ, truyền đưa thông tin, tài liệu có nội dung thuộc bí mật nhà nước; sản phẩm mã hóa thông tin trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
e) Thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng của cơ quan nhà nước và bảo vệ an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
g) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kiến thức về bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng, phòng, chống tấn công mạng, bảo vệ an ninh mạng đối với lực lượng bảo vệ an ninh mạng quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này.
5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 4 Điều này đối với hệ thống thông tin quân sự.
6. Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong việc sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước được lưu trữ, trao đổi trên không gian mạng.

1. Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm:
a) Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;
b) Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;
c) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán;
d) Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
e) Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
2. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có trách nhiệm phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

1Hành vi tấn công mạng và hành vi có liên quan đến tấn công mạng bao gồm:
a) Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử;
b) Gây cản trở, rối loạn, làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, ngăn chặn trái phép việc truyền đưa dữ liệu của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử;
c) Xâm nhập, làm tổn hại, chiếm đoạt dữ liệu được lưu trữ, truyền đưa qua mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử;
d) Xâm nhập, tạo ra hoặc khai thác điểm yếu, lỗ hổng bảo mật và dịch vụ hệ thống để chiếm đoạt thông tin, thu lợi bất chính;
đ) Sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng viễn thôngmạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật;
e) Hành vi khác gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
2. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm áp dụng biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều này đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.
3. Khi xảy ra tấn công mạng xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng chủ trì, phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin và tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng biện pháp xác định nguồn gốc tấn công mạng, thu thập chứng cứyêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng chặn lọc thông tin để ngăn chặn, loại trừ hành vi tấn công mạng và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan.
4. Trách nhiệm phòng, chống tấn công mạng được quy định như sau:
a) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi quy định tại khoản 1 Điều này xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội trên phạm vi cả nước, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi quy định tại khoản 1 Điều này đối với hệ thống thông tin quân sự;
c) Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi quy định tại khoản 1 Điều này đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo quy định của Luật này, Điều 29 của Luật An toàn thông tin mạng và pháp luật về phòng, chống khủng bố để xử lý khủng bố mạng.
2. Chủ quản hệ thống thông tin thường xuyên rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý nhằm loại trừ nguy cơ khủng bố mạng.
3. Khi phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố mạng, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng. Cơ quan tiếp nhận tin báo có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo về khủng bố mạng và kịp thời thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp vô hiệu hóa nguồn khủng bố mạng, xử lý khủng bố mạng, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra đối với hệ thống thông tintrừ trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.
5. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quân sự.
6. Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

1. Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng bao gồm:
a) Xuất hiện thông tin kích động trên không gian mạng có nguy cơ xảy ra bạo loạn, phá rối an ninh, khủng bố;
b) Tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
c) Tấn công nhiều hệ thống thông tin trên quy mô lớn, cường độ cao;
d) Tấn công mạng nhằm phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia;
đ) Tấn công mạng xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia; gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tựan toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Trách nhiệm phòng ngừa tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được quy định như sau:
a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia triển khai các giải pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
b) Doanh nghiệp viễn thông, Internet, công nghệ thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
3. Biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng bao gồm:
a) Triển khai ngay phương án phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp về an ninh mạng, ngăn chặn, loại trừ hoặc giảm nhẹ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra;
b) Thông báo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thu thập thông tin liên quan; theo dõi, giám sát liên tục đối với tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
d) Phân tích, đánh giá thông tin, dự báo khả năng, phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra;
đ) Ngừng cung cấp thông tin mạng tại khu vực cụ thể hoặc ngắt cổng kết nối mạng quốc tế;
e) Bố trí lực lượng, phương tiện ngăn chặn, loại bỏ tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
g) Biện pháp khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia.
4. Việc xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được quy định như sau:
a) Khi phát hiện tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và áp dụng ngay các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này;
b) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng trong phạm vi cả nước hoặc từng địa phương hoặc đối với một mục tiêu cụ thể.
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự và hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ;
c) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều này để xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.

1. Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng là hoạt động có tổ chức do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
2. Nội dung đấu tranh bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
a) Tổ chức nắm tình hình có liên quan đến hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia;
b) Phòng, chống tấn công và bảo vệ hoạt động ổn định của hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
c) Làm tê liệt hoặc hạn chế hoạt động sử dụng không gian mạng nhằm gây phương hại an ninh quốc gia hoặc gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội;
d) Chủ động tấn công vô hiệu hóa mục tiêu trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan thực hiện đấu tranh bảo vệ an ninh mạng.


1. Nội dung triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
a) Xây dựng, hoàn thiện quy định, quy chế sử dụng mạng máy tính nội bộ, mạng máy tính có kết nối mạng Internet; phương án bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin; phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
b) Ứng dụng, triển khai phương án, biện pháp, công nghệ bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin và thông tin, tài liệu được lưu trữ, soạn thảo, truyền đưa trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý;
c) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nâng cao năng lực bảo vệ an ninh mạng cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng;
d) Bảo vệ an ninh mạng trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trên không gian mạng, cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với cơ quan, tổ chức, cá nhân, chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác hoặc trong hoạt động khác theo quy định của Chính phủ;
đ) Đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện bảo đảm triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin;
e) Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin; phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng; ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng thuộc quyền quản lý.

1. Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trong trường hợp sau đây:
a) Khi có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng xâm phạm an ninh quốc gia hoặc gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội;
b) Khi có đề nghị của chủ quản hệ thống thông tin.
2Đối tượng kiểm tra an ninh mạng bao gồm:
a) Hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị số được sử dụng trong hệ thống thông tin;
b) Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin;
c) Biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước và phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua các kênh kỹ thuật.
3. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.
4. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an tiến hành kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Trước thời điểm tiến hành kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo bằng văn bản cho chủ quản hệ thống thông tin ít nhất là 12 giờ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo kết quả kiểm tra và đưa ra yêu cầu đối với chủ quản hệ thống thông tin trong trường hợp phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật; hướng dẫn hoặc tham gia khắc phục khi có đề nghị của chủ quản hệ thống thông tin.
6. Kết quả kiểm tra an ninh mạng được bảo mật theo quy định của pháp luật.
7. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục kiểm tra an ninh mạng quy định tại Điều này.

1Bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế phải bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu bảo vệ an ninh mạng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; khuyến khích cổng kết nối quốc tế đặt trên lãnh thổ Việt Namkhuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ an ninh mạng thuộc quyền quản lý; chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tạo điều kiện, thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ cần thiết để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng khi có đề nghị.

1. Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này và thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia.
2. Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;
b) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ;
c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp ngoài nước quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.

1. Nội dung nghiên cứu, phát triển an ninh mạng bao gồm:
a) Xây dựng hệ thống phần mềm, trang thiết bị bảo vệ an ninh mạng;
b) Phương pháp thẩm định phần mềm, trang thiết bị bảo vệ an ninh mạng đạt chuẩn và hạn chế tồn tại điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, phần mềm độc hại;
c) Phương pháp kiểm tra phần cứng, phần mềm được cung cấp thực hiện đúng chức năng;
d) Phương pháp bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư; khả năng bảo mật khi truyền đưa thông tin trên không gian mạng;
đ) Xác định nguồn gốc của thông tin được truyền đưa trên không gian mạng;
e) Giải quyết nguy cơ đe dọa an ninh mạng;
g) Xây dựng thao trường mạng, môi trường thử nghiệm an ninh mạng;
h) Sáng kiến kỹ thuật nâng cao nhận thức, kỹ năng về an ninh mạng;
i) Dự báo an ninh mạng;
k) Nghiên cứu thực tiễn, phát triển lý luận an ninh mạng.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền nghiên cứu, phát triển an ninh mạng.

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng và nâng cao khả năng sản xuất, kiểm tra, đánh giá, kiểm định thiết bị số, dịch vụ mạng, ứng dụng mạng.
2. Chính phủ thực hiện các biện pháp sau đây để nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân:
a) Thúc đẩy chuyển giao, nghiên cứu, làm chủ và phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng để bảo vệ an ninh mạng;
b) Thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến liên quan đến an ninh mạng;
c) Tổ chức đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực an ninh mạng;
d) Tăng cường môi trường kinh doanh, cải thiện điều kiện cạnh tranh hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng để bảo vệ an ninh mạng.

1. Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.
2. Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật về trẻ em.
4. Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em.
5. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.


1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.

1. Công dân Việt Nam có kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin là nguồn lực cơ bản, chủ yếu bảo vệ an ninh mạng.
2. Nhà nước có chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
3. Khi xảy ra tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, khủng bố mạng, tấn công mạng, sự cố an ninh mạng hoặc nguy cơ đe dọa an ninh mạng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
Thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng được thực hiện theo quy định của Luật An ninh quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.

1. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ, kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin, có nguyện vọng thì có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
2. Ưu tiên đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng có chất lượng cao.
3. Ưu tiên phát triển cơ sở đào tạo an ninh mạng đạt tiêu chuẩn quốc tế; khuyến khích liên kết, tạo cơ hội hợp tác về an ninh mạng giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, trong nước và ngoài nước.

1. Nội dung giáo dục, bồi dưỡng kiến thức an ninh mạng được đưa vào môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh mạng cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và công chức, viên chức, người lao động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh mạng cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

1. Nhà nước có chính sách phổ biến kiến thức về an ninh mạng trong phạm vi cả nước, khuyến khích cơ quan nhà nước phối hợp với tổ chức tư nhân, cá nhân thực hiện chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức về an ninh mạng.
2. Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng và triển khai hoạt động phổ biến kiến thức về an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và triển khai hoạt động phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của địa phương.

1. Kinh phí bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức ngoài quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan, tổ chức tự bảo đảm.


Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây, trừ nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và Ban Cơ yếu Chính phủ:
1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng;
2. Xây dựng, đề xuất chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ an ninh mạng;
3. Phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm mạng;
4. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng; xây dựng cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số; cảnh báo, chia sẻ thông tin an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng;
5. Tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phân công, phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng trong trường hợp nội dung quản lý nhà nước liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Bộ, ngành;
6. Tổ chức diễn tập phòng, chống tấn công mạng; diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng trong phạm vi quản lý và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng trong phạm vi quản lý;
2. Xây dựng, đề xuất chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ an ninh mạng trong phạm vi quản lý;
3. Phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia trong phạm vi quản lý;
4. Phối hợp với Bộ Công an tổ chức diễn tập phòng, chống tấn công mạng, diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, triển khai thực hiện công tác bảo vệ an ninh mạng;
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong phạm vi quản lý.

1. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong bảo vệ an ninh mạng.
2. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phản bác thông tin có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
3. Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng, chủ quản hệ thống thông tin loại bỏ thông tin có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên dịch vụ, hệ thống thông tin do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý.

1. Tham mưu, đề xuất Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về mật mã để bảo vệ an ninh mạng thuộc phạm vi Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý.
2. Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và sản phẩm mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp theo quy định của Luật này.
3. Thống nhất quản lý nghiên cứu khoa học, công nghệ mật mã; sản xuất, sử dụng, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước được lưu trữ, trao đổi trên không gian mạng.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ an ninh mạng đối với thông tin, hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng của Bộ, ngành, địa phương.

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Cảnh báo khả năng mất an ninh mạng trong việc sử dụng dịch vụ trên không gian mạng do mình cung cấp và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa;
b) Xây dựng phương án, giải pháp phản ứng nhanh với sự cố an ninh mạng, xử lý ngay điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, tấn công mạng, xâm nhập mạng và rủi ro an ninh khác; khi xảy ra sự cố an ninh mạng, ngay lập tức triển khai phương án khẩn cấp, biện pháp ứng phó thích hợp, đồng thời báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng theo quy định của Luật này;
c) Áp dụng các giải pháp kỹ thuật và các biện pháp cần thiết khác nhằm bảo đảm an ninh cho quá trình thu thập thông tin, ngăn chặn nguy cơ lộ, lọt, tổn hại hoặc mất dữ liệu; trường hợp xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố lộ, lọt, tổn hại hoặc mất dữ liệu thông tin người sử dụng, cần lập tức đưa ra giải pháp ứng phó, đồng thời thông báo đến người sử dụng và báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng theo quy định của Luật này;
d) Phối hợp, tạo điều kiện cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng trong bảo vệ an ninh mạng.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này.

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng.
2. Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
3. Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.


1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Hệ thống thông tin đang vận hành, sử dụng được đưa vào Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực, chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm bảo đảm đủ điều kiện an ninh mạng, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng đánh giá điều kiện an ninh mạng theo quy định tại Điều 12 của Luật này; trường hợp cần gia hạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng không quá 12 tháng.
3. Hệ thống thông tin đang vận hành, sử dụng được bổ sung vào Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được bổ sung, chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm bảo đảm đủ điều kiện an ninh mạng, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng đánh giá điều kiện an ninh mạng theo quy định tại Điều 12 của Luật này; trường hợp cần gia hạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng không quá 12 tháng.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018.