Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

THẤY GÌ SAU PHONG TRÀO ÁO VÀNG TẠI PHÁP?

"Chúng tôi muốn có một Chính phủ như Việt Nam” được cho là câu trả lời đầy bất ngờ của những người giương cao lá cờ Việt Nam trong đoàn người biểu tình tại Pháp với mong muốn có một chính phủ thực sự vì dân như ở Việt Nam.

Người Pháp giương cao lá cờ Việt Nam như một biểu tượng của lòng quả cảm chống bất công, bóc lột, sự bình đẳng, ấm no và hạnh phúc. Vậy mà, không ít kẻ khoác áo “dân chủ” trong nước lại đang lăm le tìm mọi cách để lật đổ chính quyền đẩy đất nước vào cảnh hỗn loạn như Pháp hiện nay.

Xuất phát từ phong trào phản đối chính sách tăng giá nhiên liệu của chính phủ, cuộc biểu tình của những người “Áo vàng” đã khắc họa một nước Pháp bị chia rẽ sâu sắc với các cuộc bạo loạn vô cùng nghiêm trọng kéo dài suốt thời gian qua.


Thành Paris khói lửa ngút trời, khu vực Khải Hoàn Môn như vùng chiến sự. Tính đến thời điểm này ít nhất 682 người đã bị bắt giữ, 263 người bị thương Máu và nước mắt của những người vô tội nơi đây có lẽ sẽ còn rơi khi thảm kịch này vẫn chưa có dấu hiệu dừng. Đáng chú ý là trong dòng người xuống đường tại Pháp người ta bất ngờ thấy hình ảnh những lá cờ Tổ quốc của Việt Nam trên tay người dân Pháp và câu trả lời thật bất ngờ!!!.

“Áo vàng” – họ là ai?

Áo vàng, trước hết là một phong trào phản kháng của nhân dân. “Áo vàng” là quy tụ của rất nhiều tầng lớp: người lao động lương thấp, hợp đồng ngắn, người về hưu bị tăng CSG (tiền đóng góp xã hội), công nhân đường sắt đang bị đe dọa sa thải, học sinh- sinh viên phản đối tăng học phí và đòi cải cách đầu vào Đại học.


Khi chính phủ Pháp đưa ra chính sách tăng thuế đánh vào xăng dầu, mà mục đích là để có thêm tiền tài trợ cho chiến lược dài hơi về chuyển đổi sang các ngành năng lượng xanh, họ không ngờ rằng chỉ vài chục cent tăng lên trên mỗi lít nhiên liệu lại đủ để làm tràn cả ly nước giận dữ.

Tất cả những mặc cảm, bức xúc, giận dữ… đó không phải do vị Tổng thống trẻ Emmanuel Macron tạo ra mà là tích góp bao năm qua từ các đời Tổng thống trước đó của các ông Chirac, Sarkozy, Hollande. Chỉ có điều, thái độ cứng rắn của ông Macron, đã khiến mọi thứ dần vượt tầm kiểm soát.

Điệp khúc “chúng tôi sẽ không từ bỏ mục tiêu” mà các ông Macron, Édouard Philippe… nhắc đi nhắc lại trong những ngày qua bị xem như là lời thách thức đầy khinh miệt với phong trào phản kháng, mà về sâu xa là xuất phát từ những bức xúc và đòi hỏi chính đáng của một lượng lớn người dân Pháp. Để rồi hiện tại thì tất cả được dịp bùng nổ.

“Chúng tôi muốn có một Chính phủ như Việt Nam”


Được biết, chia sẻ trên là câu trả lời đầy bất ngờ của những người giương cao lá cờ Việt Nam trong đoàn người biểu tình tại Pháp với mong muốn có một chính phủ thực sự vì dân như ở Việt Nam. Một quốc gia mà trong quá khứ đã từng là thuộc địa của Pháp. Và giờ đây đất nước, con người Việt Nam đã trở thành biểu tượng của lòng quả cảm trong những năm kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ xâm lược.

Để thấy trong khi người Việt trên khắp mọi miền đất nước vẫn sống yên bình trong một đất nước an toàn, ổn định chính trị nhất nhì thế giới thì người Pháp đã thực hiện đầy đủ combo đột phá + cướp bóc khắp mọi nơi. Paris xịn hiện đang chìm trong biển lửa trong khi Paris replica ven sông Hồng, người dân vẫn ngủ ngon lành.

Đến đây có thể hiểu người Pháp giương cao lá cờ Việt Nam như một biểu tượng của lòng quả cảm chống bất công, bóc lột, sự bình đẳng, ấm no và hạnh phúc. Vậy mà, không ít kẻ khoác áo “dân chủ” trong nước lại đang lăm le tìm mọi cách để lật đổ chính quyền đẩy đất nước vào cảnh hỗn loạn như Pháp hiện nay. Thật may vì cho đến thời điểm này thì tất cả những âm mưu, thủ đoạn và hành động của chúng đều bị đập tan.


Không khó để nhìn sang các nước Trung Đông, Bắc Phi khi các cuộc biểu tình đường phố đã biến thành bạo lực dưới chiêu bài dân chủ. Những chính thể mới lên nắm quyền không những không hiện thực hóa được hy vọng của người dân về “Bánh mì, tự do và công bằng xã hội” mà còn làm cho kinh tế sa sút, an ninh bất ổn.

Vậy mà tụi 03 sọc cứ rêu rao "cả thế giới tẩy chay cộng sản". Thật quá đỗi nực cười.

@giaidocthongtinxuyentac

Không có nhận xét nào: